Đầu năm 2012, Techcombank chính thức ra mắt Tổng giám đốc mới của Ngân hàng là ông Simon Morris, người đã có 25 năm gắn bó với Standard Chartered trên cương vị Tổng giám đốc ở nhiều nước như Brunei, Srilanka, Phillippines và Indonesia. Ban lãnh đạo Techcombank kỳ vọng vị tổng giám đốc người nước ngoài nhiều kinh nghiệm sẽ đưa Ngân hàng trở thành ngân hàng hàng đầu Việt
Khi đó, vị tổng giám đốc ngoại này cũng đã có những hứa hẹn khi chính thức gia nhập đội ngũ Techcombank, như “tạo ra nhiều thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo, đầu tư thêm công nghệ, chú trọng quản trị rủi ro, quản lý hiệu quả chi phí ngân hàng và Techcombank sẽ có bước cải thiện để phát triển tương đồng trên toàn quốc…”.
Tuy nhiên, mới hơn một năm rưỡi làm việc tại ngân hàng này, ông Simon đã rời vị trí điều hành Techcombank. Trong thông cáo báo chí của Techcombank về việc thay đổi Tổng giám đốc, chỉ vỏn vẹn 1 dòng “ông Simon Morris đã từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc vì lý do cá nhân”.
Techcombank từng bổ nhiệm CEO là người nước ngoài, nhưng vị này chỉ tại vị được 1,5 năm
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, sự ra đi của các lãnh đạo cao cấp nước ngoài có thể do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, văn hóa điều hành giữa nước ngoài và trong nước chưa khớp; Thứ hai, mối quan hệ giữa HĐQT và Ban điều hành “ông chẳng, bà chuộc”, ví dụ như HĐQT muốn kiểm soát mọi hoạt động một cách chặt chẽ, nhưng Ban điều hành muốn có “room” rộng rãi hơn; Thứ ba, lãnh đạo cao cấp người nước ngoài “thân cô, thế cô” trong một môi trường làm việc tại ngân hàng Việt Nam - muốn tồn tại được thì phải có “ê kíp”; Thứ tư, sự bất đồng về văn hóa và ngôn ngữ; và Thứ năm, chỉ tiêu về lợi nhuận không đạt được như kế hoạch đề ra dù đó chưa chắc là lỗi của Tổng giám đốc.
Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng nhiều năm làm việc trong hệ thống ngân hàng nước ngoài phân tích thêm, một hiện tượng chung cho các ngân hàng Việt
Bà Nguyễn Thị Bích Huyền, Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực VPBank cho biết, VPBank đã thu hút được một đội ngũ lãnh đạo, quản lý cao cấp đến từ các ngân hàng hay tổ chức nước ngoài lớn tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Đó là những chuyên gia giỏi trong việc xây dựng nền tảng, quy trình hoạt động và kiểm soát ngân hàng.
“Họ không chỉ mang đến VPBank một bề dầy kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức đa quốc gia lớn như Citi Bank, ANZ, Standard Chartered Bank, ING Bank, HSBC…, mà còn được giao những sứ mệnh quan trọng trong việc huấn luyện, chuyển giao công nghệ và thay đổi phong cách quản lý và làm việc theo hướng mở, tiên tiến với các suy nghĩ tích cực”, bà Huyền nói.
Đánh giá cao quan điểm của VPBank, nhưng TS. Hiếu cho rằng, khi các ngân hàng Việt
Chủ tịch HĐQT một NHTM cũng thẳng thắn thừa nhận: “Đằng sau sự ra đi của các nhân sự cao cấp nước ngoài là sự bất đồng quan điểm giữa HĐQT và ban lãnh đạo, giữa một bên là tuân thủ, thận trọng và một bên là linh hoạt, cởi mở…”.
Vẫn còn một tổng giám đốc người nước ngoài là ông Atul Malik, hiện đang làm việc tại Maritime Bank. Vị lãnh đạo này cũng được giới thiệu là một người giàu kinh nghiệm, với nhiều năm làm việc trong ngân hàng Deustche Bank, sau đó là Citigroup và Citibank… Ngoài ra, ngành ngân hàng còn có một cái tên châu Á hơn là Tay Han Chong, Tổng giám đốc Mekong Bank. Ông Tay Han Chong giữ cương vị tổng giám đốc theo một thỏa thuận là cổ đông nước ngoài sẽ cử tổng giám đốc.
Mỗi vị CEO ngoại đến Việt