Giám đốc tài chính của một công ty bảo hiểm lớn trên thị trường - người có nhiều năm gắn bó với công ty này vừa chính thức nói lời tạm biệt để chuyển sang vị trí cao hơn ở một công ty bảo hiểm khác. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm tỏ ra bình thản khi đón nhận thông tin này, họ đã xác định “sống chung với lũ”.
Thuyên chuyển, nhảy việc vốn là câu chuyện muôn thủa ở các ngành, các doanh nghiệp, chứ không chỉ riêng ngành bảo hiểm. Trên thực tế, chỉ có 3 lý do chính dẫn đến việc luân chuyển nhân sự: vì không hợp với môi trường công việc hiện tại, vì thu nhập cao hơn và vì cơ hội thăng tiến. Nhân sự bảo hiểm cũng không nằm ngoài quy luật này, nhưng vì là một thị trường còn khá mới tại Việt
Nhân sự cấp cao, nếu được hiểu là đã có ít nhất 5 - 7 năm kinh nghiệm, thì trong ngành bảo hiểm nhân thọ là khá khó kiếm, bởi thị trường bảo hiểm Việt
Tuy nhiên, so với tình hình vài năm trước, khi một công ty bảo hiểm mới xuất hiện, các công ty bảo hiểm cũ lại lo ngại và tìm cách bảo toàn lực lượng thì hiện nay, các công ty bảo hiểm đang có mặt trên thị trường đã biết tìm cách “sống chung với những cơn lũ mới”.
Khi PVI Sunlife ra đời, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã râm ran chuyện một vài nhân sự của các công ty bảo hiểm khác đang trong tình trạng “nhấp nhổm” và thực tế cũng đã có một lãnh đạo cấp cao của một công ty bảo hiểm nổi tiếng trên thị trường chuyển qua đây. Trước đây, khi một lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là phó tổng phụ trách đội ngũ bán hàng, chuyển sang một công ty cùng ngành sẽ để lại nỗi lo cho người ở lại. Bởi đằng sau sự ra đi của nhân sự này có thể kéo theo hàng loạt nhân viên phía dưới… Tuy nhiên, giờ đây, công ty bị mất nhân sự lại tỏ ra khá bình thản. Có lẽ họ đã có dự tính trước. Lên kịch bản cho những tình huống “chảy máu” nhân sự, đặc biệt là những nhân sự mà người trong cuộc nhìn thấy có thể sẽ có sự dịch chuyển là việc làm tất yếu của các công ty bảo hiểm.
Dù việc đào tạo nhân sự đang có và tuyển dụng nhân sự mới để đào tạo vào những vị trí quan trọng của các công ty bảo hiểm vẫn luôn luôn diễn ra, nhưng thực tế cung vẫn chưa đủ đáp ứng cầu bởi nhiều lý do. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp bảo hiểm và sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới trên thị trường đã thu hút một nguồn nhân lực lớn của xã hội.
Tuy nhiên, tỷ lệ những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm và những người được đào tạo chính quy về chuyên ngành bảo hiểm lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bảo hiểm hiện nay còn quá nhiều bất cập. Nhưng cũng phải ghi nhận rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất nỗ lực. Không chỉ tự đào tạo, hiện nay, nhiều công ty bảo hiểm còn có chiến lược liên kết với các đơn vị khác để xây dựng các tiêu chí cụ thể đối với từng vị trí công tác cần tuyển dụng. Ngay cả đối với những nghiệp vụ khó như chuyên gia định phí, nếu trước kia, hầu hết công ty bảo hiểm đều phải thuê chuyên gia nước ngoài, thì hiện nay, nhiều công ty đã tự đào tạo được các chuyên gia định phí là người Việt Nam và đưa lên giữ các chức danh quan trọng trong lĩnh vực này.
Chấp nhận “sống chung với lũ”, giờ đây, các công ty bảo hiểm coi sự dịch chuyển nhân sự không còn là vấn đề quá nặng nề, thậm chí còn tự hào nếu công ty mình là cái nôi đào tạo cung cấp nhân lực cho thị trường bảo hiểm.