Nhận định thị trường phiên 29/10: Có thể trading T+ trong các nhịp “washout”

Nhận định thị trường phiên 29/10: Có thể trading T+ trong các nhịp “washout”

(ĐTCK) Xu hướng hiện tại đang nghiêng về giảm và những nhịp hồi lại (pull back) có thể vẫn xuất hiện với mục tiêu là vùng 930-940 điểm, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư cơ cấu danh mục về trạng thái an toàn hơn. Trước mắt, vùng đáy cũ trong tháng 7 tương ứng với 885-900 điểm sẽ là hỗ trợ gần nhất cho thị trường.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 29/10.

Có thể thực hiện trading T+ trong các nhịp “washout”

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Thị trường có tuần giao dịch kém tích cực với 5 phiên sụt giảm liên tiếp đã khiến tâm lỳ nhà đầu tư lo ngại. Trong các phiên tới, VN-Index có thể sẽ sẽ phá vỡ vùng đáy cũ quanh 885 và lùi về vùng hỗ trợ tiếp theo nằm tại 860-870 điểm.

Tỷ trọng danh mục tổng nên được khống chế ở mức tối đa 10-15% cổ phiếu trong giai đoạn này. Có thể thực hiện các hoạt động trading T+ trong các nhịp “washout” của thị trường trong ngắn hạn.

Tâm lý nhà đầu tư vẫn đang lo ngại

(CTCK BIDV - BSC)

Theo BSC, tâm lý nhà đầu tư vẫn đang lo ngại, thận trọng với những tin từ thị trường thế giới: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính sách lãi suất của Fed,..Mặc dù thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp nhưng hôm nay khối ngoại đã mua ròng.

Nhiều khả năng chỉ số sẽ xuất hiện nhịp hồi phục nhẹ 

(CTCK Tân Việt - TVSI)

Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index phá vỡ vùng hỗ trợ này thì xu hướng giảm giá sẽ được duy tri với vùng hỗ trợ gần nhất là 770-790 điểm .

Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao kịch bản này, nhiều khả năng chỉ số sẽ xuất hiện nhịp hồi phục nhẹ tại vùng hỗ trợ 880-890 điểm trước đi chuyển dần sang trạng thái đi ngang.

Rủi ro ngắn hạn vẫn đang ở mức cao, vì vậy nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp. 

Tận dụng nhịp điều chỉnh để giảm tỷ trọng

(CTCK Phú Hưng - PHS)

Lực cầu khá yếu khiến hai chỉ số tiếp tục giảm điểm trong phiên cuối tuần với gánh nặng từ nhóm bất động sản và ngân hàng.

Dù vậy, VN-Index có chuỗi bảy phiên giảm liên tiếp và chỉ số vẫn đóng cửa trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý 900 điểm nên những phiên tới có thể xuất hiện phiên phục hồi.

Tuy nhiên, chỉ số vẫn đang trong xu hướng giảm điểm nên nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn.

Thị trường cần thấy một ngưỡng hoặc vùng hỗ trợ mới

(CTCK MB - MBS)

Điểm sáng trong phiên cuối tuần trước đến từ khối ngoại khi họ mua ròng gần 20 tỷ đồng. Mặc dù lực mua không quá mạnh nhưng đây là tín hiệu tích cực trong ngày thị trường giảm sâu.

Thị trường đã giảm trọn một tuần và kéo dài sang phiên thứ 7 liên tiếp với sự ảnh hưởng của cơn bão tài chính đang quét qua thị trường toàn cầu.

Đáy của thị trường không thể tạo thành sau một đêm, thay vào đó, thị trường cần thấy một ngưỡng hoặc vùng hỗ trợ mới. Ở thời điểm hiện tại, vùng hỗ trợ gần của thị trường ở 884 điểm-900 điểm.

Trong trường hợp xấu, nếu thị trườn xuyên thủng vùng hỗ trợ này thì khả năng sẽ thoái lui về ngưỡng hỗ trợ Fibonacci 50% ở 861,6 điểm.

Duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn, tránh bắt đáy nhiều

(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)

Thị trường giảm liên tiếp đã khiến cho dòng tiền có xu hướng rút khỏi thị trường cơ sở để tham gia vào thị trường phái sinh giúp đẩy thanh khoản phái sinh lập kỷ lục mới trong hai phiên liên tiếp cuối tuần.

Theo đó, xu hướng hiện tại đang nghiêng về giảm và những nhịp hồi lại (pull back) có thể vẫn xuất hiện với mục tiêu là vùng 930-940 điểm, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư cơ cấu danh mục về trạng thái an toàn hơn.

Trước mắt, vùng đáy cũ trong tháng 7 tương ứng với 885-900 điểm sẽ là hỗ trợ gần nhất cho thị trường.

Trong tuần giao dịch tiếp theo, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 885 điểm tương ứng với vùng đáy tháng 7.

Nếu ngưỡng 885 điểm bị xuyên thủng thì hỗ trợ thực sự mạnh tiếp theo tại 795-815 điểm tương ứng với vùng đáy trong tháng 10/2017.

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn trong giai đoạn này, tránh bắt đáy quá nhiều và nên đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu.

Tin bài liên quan