Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 6/1.
Có thể xem xét mở lại trạng thái Mua
(CTCK FPT - FPTS)
Với nhận định VN-Index có thể tiệm cận khu vực kháng cự mạnh trong phiên cuối tuần 6/1, đây là giai đoạn nhà đầu tư cần bám sát tín hiệu để đánh giá cơ hội của nhịp tăng giá mới. Nhà đầu tư có mực độ chịu rủi ro cao có thể xem xét mở lại trạng thái Mua nếu VN-Index tiếp tục tạo điểm đột phá đi sâu vào khu vực 680-690 điểm.
Trong kịch bản tăng giá, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành đang giữ xu hướng tăng trưởng dài hạn như hóa chất, xây dựng, thép, bất động sản phức hợp, bán lẻ… sẽ là mục tiêu cần chú ý bởi ưu thế về khả năng thu hút dòng tiền lớn tham gia.
Tiếp tục tăng điểm
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
Thị trường tiếp tục duy trì đà tăng với thanh khoản thấp. Theo đó, VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần 6/1, hướng đến mốc kháng cự tại 680 điểm và vùng hỗ trợ trong khoảng 669-671 điểm. Nếu như thị trường tiếp tục tăng điểm với thanh khoản tốt, nhà đầu tư có thể mua thêm tại các nhịp điều chỉnh.
Nhà đầu tư lưu ý duy trì tỷ trọng hợp lý và hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn này, khi chỉ còn vài tuần nữa là tới kỳ nghỉ Tết Âm lịch. Nhằm hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên tập trung giải ngân vào những mã có nền tảng cơ bản tốt với kết quả kinh doanh cả năm 2016 tích cực.
Không nên chốt lãi sớm và mua đuổi
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
TTCK khởi đầu năm mới 2017 thực sự ấn tượng với 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Cho dù có những cảm giác bất an bởi cách giao dịch của thị trường, nhưng tựu chung dòng tiền đang ngày một tích cực hơn. Thanh khoản tiếp tục duy trì mức tích cực vừa phải, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng giá tiếp tục ở mức cao. VN-Index chuẩn bị vượt qua đường xu hướng giảm giá ngắn hạn sẽ chính thức bước vào một nhịp tăng mới.
Thực tế, phiên 5/1 đã bắt đầu xuất hiện thêm những cổ phiếu tăng giá, trong khi những cổ phiếu tăng giá trước đó điều chỉnh nhẹ. Dòng tiền đang luân chuyển và tiếp tục với xu thế nhịp tăng nhịp giảm đúng với tính chất của giai đoạn đầu sóng tăng.
Những tín hiệu này sẽ còn xuất hiện tiếp tục ở phiên 6/1, nhưng cuối cùng đó vẫn sẽ là một phiên tăng nhẹ, kết thúc tuần đầu tiên của năm mới vô cùng thuận lợi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cảm giác nghi ngờ, nuối tiếc sẽ khiến nhiều nhà đầu tư chốt lãi sớm và mua đuổi.
Đó là chiến lược đầu tư không nhiều hiệu quả, bởi mức điều chỉnh của những cổ phiếu đang hút tiền sẽ không quá lớn. Việc chạy theo liên tục sẽ khiến chi phí tăng cao, trong khi biên lợi nhuận thấp dễ gây ra lỗ.
Động lực tăng đã yếu đi
(CTCK Bảo Việt - BVSC)
VN-Index đã trải qua 4 phiên tăng điểm liên tiếp, khiến rủi ro điều chỉnh ngắn hạn tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, mặc dù đà tăng vẫn được duy trì, tuy nhiên, độ rộng thị trường lại nghiêng về số mã giảm điểm cho thấy, động lực tăng điểm của VN-Index đã yếu đi đáng kể và phần nhiều phụ thuộc vào biến động ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tuy nhiên, xu hướng thị trường trong trung hạn vẫn đang được đánh giá ở mức tích cực, các nhịp trùng xuống của thị trường chung được coi là cơ hội để gia tăng tỷ trọng đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng thấp.
Áp lực chốt lời gia tăng tại nhóm thép, ngân hàng, tài chính…
(CTCK BIDV – BSC)
Thị trường vận động trong biên độ hẹp cùng thanh khoản thấp khi VN-Index giao dịch quanh vùng kháng cự 675 cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt VN-Index gần đây như thép, ngân hàng, tài chính… dù vẫn tích cực, nhưng nhiều khả năng sẽ chịu áp lực chốt lời mạnh hơn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chốt lời danh mục nếu chỉ số tiếp tục tiến xa hơn, mà thanh khoản không được cải thiện và theo dõi sự biến động của dòng tiền trước khi quyết định mở mới vị thế.
VN-Index vẫn dao động trong vùng 675-680 điểm
(CTCK Maritime – MSI)
Thị trường có phiên giao dịch khá tốt, cho dù đà tăng điểm của VN-Index chưa thực sự ấn tượng. Tín hiệu tích cực nhất đến từ diễn biến giao dịch sôi động ở nhóm cổ phiếu thép, vật liệu xây dựng, bảo hiểm, cao su, cùng với thanh khoản gia tăng.
Theo đó, VN-Index vẫn có thể tăng điểm trong phiên 6/1 và vùng kháng cự 675-680 điểm vẫn là vùng mà chỉ số dao động nhiều nhất. Dòng tiền vẫn phân hóa mạnh vào các nhóm cổ phiếu chu kỳ và cổ phiếu tăng trưởng. Chiến lược xuyên suốt trong giai đoạn trước Tết Âm lịch là tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu triển vọng. Một số cổ phiếu đáng chú ý: BVH, HSG, DPR, HBC, ITD.
Dòng tiền ngắn hạn đang được cải thiện
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
Thị trường đóng cửa phân hóa sau khi giao dịch giằng co trong biên độ hẹp do áp lực chốt lời gia tăng. Ngoài ra, sự lan tỏa của dòng tiền sang các mã cao su tự nhiên và bất động sản. Nhìn chung, dòng tiền thông minh liên tục luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, nhóm chỉ báo xung lượng xác nhận dòng tiền đã tăng trở lại, qua đó phản ánh dòng tiền ngắn hạn đang được cải thiện. Tuy nhiên, tín hiệu đảo chiều vẫn chưa thực sự rõ ràng. Do đó, nhà đầu tư nên áp dụng chiến lược mua thấp bán cao để giảm thiểu rủi ro.
Vẫn tăng để kiểm nghiệm các ngưỡng kháng cự cao hơn
(CTCK MB - MBS)