Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 24/2.
Các vị thế ngắn hạn nên thận trọng
(CTCK FPT - FPTS)
Với những tín hiệu đồ thị sau phiên 23/2, các vị thế ngắn hạn nên thận trọng, bảo lưu vị thế sẵn sàng bán nếu tín hiệu kỹ thuật tiêu cực tăng cường trong trong phiên 24/2. Trong đó, việc mua mới sẽ không được khuyến nghị nếu chỉ số chưa xác nhận nền giá vững chắc phía trên mốc 710 điểm kèm theo dấu hiệu nâng đỡ rõ ràng của các cổ phiếu trụ cột. Nhóm nhà đầu tư lướt sóng liên tục có thể cân nhắc việc bán giảm tỷ trọng với các cổ phiếu đã tăng nóng trong tuần vừa qua.
Hạn chế hoạt động mua vào
(CTCK Bảo Việt - BVSC)
Thị trường diễn biến khá tiêu cực, với áp lực bán tăng mạnh ngay ở vùng giá thấp. Mặc dù chỉ số giảm nhẹ, nhưng chủ yếu nhờ lực đỡ từ đà tăng tích cực ở SAB và GAS, trong khi độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về số mã giảm điểm. Sau giai đoạn tăng điểm kéo dài, nhiều khả năng VN-Index sẽ cần trải qua các nhịp điều chỉnh ngắn để giải tỏa áp lực bán. Qua đó, nhà đầu tư được khuyến nghị hạn tạm thời hạn chế hoạt động mua vào gia tăng tỷ trọng.
Nhịp tăng sẽ sớm quay lại
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
VN-Index có thời điểm giảm mạnh gần 5 điểm, số mã giảm giá khá lớn, tuy nhiên khi đó, giá trị giao dịch lại không quá lớn. Điều này cho thấy, bên bán không thực sự chịu áp lực bán tháo, nên cầu mua nhanh chóng quay lại và đà giảm rút ngắn. Yếu tố quan trọng nhất hình thành xu hướng điều chỉnh là mức giảm điểm lớn đã không xảy ra. Theo đó, 2 phiên vừa qua thực sự là một nhịp điều chỉnh thích hợp và cần thiết.
Xét về dòng tiền đang rất mạnh và thực sự khó để ngăn cản. Vì thế, nhịp tăng sẽ sớm quay lại và những nhà đầu tư mạo hiểm mua vào sẽ có thành quả. Những tín hiệu thực sự của một nhịp điều chỉnh mạnh chưa xuất hiện đồng bộ và vì thế chưa quá đáng lo ngại.
Tuy nhiên, khả năng phiên 24/2, áp lực bán sẽ tiếp tục xuất hiện đầu phiên khiến VN-Index có thể test lại mốc 715 điểm, trước khi tăng về cuối phiên. Nếu điều này là đúng, thị trường sẽ sớm bứt qua mốc 720 điểm và hướng về mốc cản tâm lý 730 điểm.
Tận dụng nhịp điều chỉnh để mua thêm cổ phiếu cơ bản tốt
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
VN-Index điều chỉnh nhẹ, sau khi tăng liên tiếp 3 phiên liền. Mốc kháng cự tâm lý 720 điểm tỏ ra khá mạnh, khi chỉ số thoái lui khi tiệm cận vùng này trong 2 phiên liên tiếp với áp lực chốt lời mạnh. Điểm tích cực đối với thị trường chung là thanh khoản tiếp tục ở mức cao với hơn 4.000 tỷ đồng giao dịch trên cả 2 sàn.
Với tình hình hiện tại, VN-Index có thể tiếp tục giảm điểm trong phiên 24/2 để kiểm nghiệm lại lực cầu tại vùng hỗ trợ trong khoảng 711-714 điểm và mốc kháng cự mang tính tâm lý tại 720 điểm. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh trong phiên để mua thêm các cổ phiếu cơ bản tốt, với kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan trong cả năm 2017.
Vẫn dao động quanh vùng 720 điểm
(CTCK Maritime – MSI)
Thị trường rung lắc biên độ hẹp, VN-Index giảm nhẹ cuối phiên kèm theo thanh khoản lớn cho thấy, thị trường đang sẵn sàng cho đợt điều chỉnh ở vùng đỉnh mới quanh khu vực kháng cự 720 (+/- 5 điểm). Áp lực chốt lời, cùng lực cung gia tăng ở nhiều cổ phiếu đã tăng nóng giai đoạn vừa qua đã quay lại. Dòng tiền đã và đang xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu cơ bản họ dầu khí, xây dựng, chứng khoán...
Theo đó, VN-Index sẽ tiếp tục dao động quanh vùng 720 (+/- 5 điểm). Các cổ phiếu đang trong giai đoạn điều chỉnh ngắn, trên diện rộng và đợi chờ đợt tăng điểm tiếp theo. Nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giao dịch ngắn hạn và chú ý đến việc nắm giữ cổ phiếu tốt với tầm nhìn 3 tháng.
Tiếp tục điều chỉnh trong biên độ hẹp
(CTCK BIDV – BSC)
Thị trường có phiên điều chỉnh với giao dịch trong biên độ hẹp và khối lượng thanh khoản cao. VN-Index không thể duy trì đà bứt phá qua ngưỡng kháng cự 720 điểm và ngay lập tức điều chỉnh dưới áp lực chốt lời ngắn hạn. Với mức độ giao dịch giằng co và chưa có đà bứt phá rõ ràng, thị trường sẽ vẫn dao động trong biên độ hẹp và tiếp tục điều chỉnh trong phiên 14/2. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục và hạn chế mua thêm cổ phiếu.
Báo hiệu hiện tượng phân phối
(CTCK MB - MBS)
Áp lực chốt lời xuất hiện trên diện rộng cùng hoạt động bán ròng của khối ngoại đã gây nhiều khó khăn cho khả năng tăng điểm của thị trường. Tuy vậy, dòng tiền vào thị trường vẫn đang rất sôi động và luân chuyển một cách chủ động giữa các nhóm cổ phiếu, giúp giao dịch khá cân bằng. Khối lượng giao dịch ở mức cao so với trung bình 10 phiên gần nhất cho thấy sức cầu khá tốt, trong khi áp lực cung ngày càng lớn.
Việc thanh khoản tăng mạnh đột biến trong 4 phiên gần đây là tín hiệu báo trước cho hiện tượng phân phối, nhất là khi các chỉ số đang đang tiệm cận các ngưỡng kháng cự mạnh. Nhà đầu tư cân nhắc chốt lời với các cổ phiếu đã tăng khá và có mức sinh lời đạt kỳ vọng nhằm bảo vệ thành quả đầu tư trong ngắn hạn.
Thận trọng quan sát
(CTCK Phú Hưng - PHS)