Nhận định thị trường ngày 14/1: dòng tiền đầu cơ đang có dấu hiệu trở lại

Nhận định thị trường ngày 14/1: dòng tiền đầu cơ đang có dấu hiệu trở lại

(ĐTCK) Hiện VN-Index đang giao dịch ở vùng hỗ trợ 556 -560, là vùng hỗ trợ khá tốt trong giai đoạn hiện nay. Nhiều khả năng thị trường sẽ tạo đáy ngắn hạn quanh vùng này.

ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 12/1.

Tạo đáy ngắn hạn quanh vùng 556 -560 điểm

(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)

Thị trường đã có phiên chốt lời trên diện rộng khi lượng cổ phiếu lớn từ phiên giao dịch ngày 7/1 và 8/1 về tài khoản. Thị trường giao dịch khá tích cực trong phiên giao dịch buổi sáng, trong đó nhóm cổ phiếu dầu khí thể hiện sự tích cực hơn cả. Tuy nhiên, trước diễn biến từ cổ phiếu FLC, áp lực bán bất ngờ tăng mạnh trong buổi chiều đã khiến VN-Index đảo chiều giảm, nhưng điểm tích cực là thanh khoản trên HOSE vẫn được duy trì trên 100 triệu cổ phiến trong phiên (tăng 14% so với phiên trước) và tương đương mức bình quân 5 phiên trước đó.

Hiện VN-Index đang giao dịch ở vùng hỗ trợ 556 -560, là vùng hỗ trợ khá tốt trong giai đoạn hiện nay. Nhiều khả năng thị trường sẽ tạo đáy ngắn hạn quanh vùng này. Với phiên giao dịch 13/1, thị trường vẫn đang trong quá trình kiểm tra cung hàng giá rẻ cho đến khi nào nguồn cung này cạn kiệt, trong quá trình này thị trường có khả năng quay trở lại kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 556 điểm ngày 8/1 hoặc xuyên qua vùng này, trước khi hình thành xu hướng tăng mới và quá trình sẽ rõ ràng hơn khi có dấu hiệu cải thiện về khối lượng giao dịch.

Vì vậy, trong các phiên sắp tới nếu khối lượng giao dịch được cải thiện hơn (từ 120-150 triệu cổ phiếu/phiên) kèm theo mức giá tăng nhanh, mạnh và đóng cửa ở mức gần hoặc cao nhất như phiên 13/1 thì quá trình tích lũy sẽ kết thúc và thị trường sẽ bước vào xu hướng tăng trưởng. 

Trong trường hợp xấu hơn, nhà đầu tư cần lưu ý ngưỡng hỗ trợ của thị trường nằm ở khoảng 535-540 điểm và các phiên giảm mạnh trong giai đoạn này là cơ hội để mua vào. Dòng tiền đầu cơ ngắn hạn đang có dấu hiệu trở lại thị trường, tuy nhiên mức độ rủi ro ngắn hạn vẫn còn rất lớn cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế bắt đáy và mua đuổi trong phiên.

Áp lực điều chỉnh giảm sâu không còn mạnh

(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)

Diễn biến điều chỉnh trở lại ngay sau phiên bật tăng tích cực ngày 12/1 với thanh khoản giảm khiến thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm điểm trung hạn. Tuy vậy, cùng với việc thị trường chứng khoán thế giới đang dần có xu hướng ổn định trở lại, áp lực điều chỉnh giảm sâu hơn tại vùng giá hiện tại sẽ không còn mạnh. VN-Index sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp 555-575 điểm với trạng thái phân hóa sẽ diễn ra mạnh hơn trong các phiên sắp tới, trong đó dòng tiền sẽ tập trung mạnh hơn vào các doanh nghiệp được kỳ vọng có kết quả kinh doanh 2015 tích cực, đang được giao dịch tại vùng giá thấp. Tuy vậy, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát, chờ các tín hiệu tích cực rõ nét hơn của thị trường trước khi quyết định giải ngân.

Rung lắc và tích lũy trong biên độ vừa phải

(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)

Rủi ro ngắn hạn đã giảm đi đáng kể trong bối cảnh tâm lý thị trường trở nên tốt hơn. Dù vậy, thị trường hiện vẫn thiếu đi các động lực hỗ trợ quan trọng để bứt phá. Khối ngoại tăng bán ròng cũng là thách thức đáng kể. Theo đó, thị trường sẽ chủ yếu rung lắc và tích lũy trong biên độ vừa phải cho đến khi chứng khoán thế giới ổn định hơn. VN-Index sẽ tiếp tục chuyển động trong vùng hẹp để test lại các vùng hỗ trợ 556-558 điểm và vùng kháng cự 563-565 điểm. Nhà đầu tư trung hạn có thể tích lũy thêm khi thị trường giảm. Việc tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn nhìn chung vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro.

Khả năng quay về vùng 550-555

(CTCK Maritime – MSI)

Thị trường điều chỉnh giảm do áp lực chốt lời gia tăng ở cuối phiên, VN-Index bị đẩy về mốc 560 điểm. Thị khả năng thị trường sẽ quay về vùng 550-555trường đang có diễn biến theo xu hướng xấu hơn. Trong phiên 14/1,  điểm là khá cao, việc điều chỉnh có thể sẽ lan rộng sang nhiều cổ phiếu lớn. Nhà đầu tư nên hạn chế mua vào, giảm tỷ lệ cổ phiếu yếu kém và chỉ nắm giữ các cổ phiếu mạnh là chiến lược tốt trong giai đoạn hiện nay.

Cung và cầu đang có những tiến triển tích cực

(CTCK FPT - FPTS)

Trong phiên 13/1 có thể thấy rõ hiện tượng bán chủ động hạ tỷ trọng của nhóm nhà đầu tư ngại rủi ro. Hiện tượng đột biến về cung đều xuất hiện tại các khu vực giá cao trong phiên, điều này chứng tỏ áp lực thoát khỏi thị trường không quá lớn, mà chủ yếu đến từ hoạt động cơ cấu danh mục. Cung và cầu đang có những tiến triển tích cực và cần được theo dõi chặt chẽ.
Như đã đề cập, xác suất thành công trong các giao dịch vào thời điểm thị trường chưa rõ xu hướng là rất thấp, cùng với rủi ro bắt đáy quá sớm sẽ gây những tổn thất lớn đối với hoạt động đầu tư. Càng sát tới thời điểm nghỉ lễ Âm lịch tâm lý giao dịch sẽ càng kém sôi động hơn và đặc biệt sẽ trở nên xấu đi nếu chỉ số không còn giữ được mức thanh khoản tích cực để vượt các khu vực kháng cự mạnh. Do đó, để tránh rơi vào trạng thái bị động với các nhịp đi ngang của thị trường gần đây, nhà đầu tư có tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu cao nên tiếp tục chủ động cơ cấu lại danh mục theo hướng nâng dần tỷ trọng tiền mặt chờ thời điểm thị trường lập xu thế mới.

Tiếp tục giao dịch quanh vùng 560 điểm

(CTCK BIDV - BSC)

Thị trường đang dao động trong vùng 560 điểm và dự kiến tiếp tục giao dịch quanh vùng này. Nhà đầu tư cần thận trọng quan sát thêm thị trường, giảm tỷ trọng trong phiên hồi và mua vào trong nhịp giảm.  

Vẫn chưa cho tín hiệu mới về mặt xu hướng

(CTCK Bảo Việt - BVSC)      

Thị trường vẫn chưa cho tín hiệu mới về mặt xu hướng. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì vị thế hiện tại với tỷ trọng ở mức trung bình thấp. Các động thái mua đuổi trong các phiên bật tăng, đẩy tỷ trọng lên mức cao không được chúng tôi khuyến nghị tại thời điểm hiện tại.

Tin bài liên quan