Trong tuần từ 16-20/6, mặc dù chỉ số trên hài sàn đều suy giảm, nhưng điểm tích cực chính là thanh khoản tăng vọt. Điều này cũng đã được dự báo trước đó bởi đây là tuần cuối cùng để các quỹ ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư và giao dịch thị trường sẽ sôi động hơn.
Cụ thể, trên sàn HOSE, với 5 phiên giảm điểm liên tiếp, tính chung cả tuần VN-Index giảm 13,7 điểm, tương đương giảm 2,41%, chốt tuần ở mức 560,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 108,8 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.733,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,06% về lượng và 30,33% về giá trị so với tuần trước.
Giao dịch trên HOSE trong tuần qua
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
20/6 |
560,78 |
-6,57(-1,16%) |
123.445.643 |
2.506.530 |
19/6 |
567,35 |
-2,68(-0,47%) |
124.333.699 |
1.761.300 |
18/6 |
570,03 |
-2,22(-0,39%) |
99.955.525 |
1.333.400 |
17/6 |
572,25 |
-0,12(-0,02%) |
108.669.056 |
1.584.250 |
16/6 |
572,37 |
-2,11(-0,37%) |
87.593.555 |
1.480.500 |
Tổng |
-13,7(-2,41%) |
543.997.478 |
8.665.980 |
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index trên sàn HNX có 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng điểm ngày 17/6. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 0,37 điểm, tương ứng giảm 0,48% đứng ở mức 76,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 50,17 triệu đơn vị/phiên, giảm 8,11% so với tuần trước và tổng giá trị tương ứng 522,49 tỷ đồng, giảm 2,13% so với tuần trước.
Giao dịch trên HNX trong tuần qua
Ngày |
HNX-Index |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
20/6 |
76,31 |
-0,12(-0,16%) |
34.805.431 |
411.560 |
19/6 |
76,44 |
-0,42(-0,54%) |
68.664.946 |
690.500 |
18/6 |
76,85 |
-0,14(-0,18%) |
55.197.322 |
571.840 |
17/6 |
76,99 |
+0,57(+0,74%) |
51.626.286 |
525.800 |
16/6 |
76,42 |
-0,26(-0,34%) |
40.562.921 |
412.760 |
Tổng |
-0,37(-0,48%) |
250.856.906 |
2.612.460 |
Khác với 2 tuần trươc, trong tuần qua từ 16-20/6, dòng vốn ngoại đã tích cực hoạt động trên sàn HOSE bởi hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư của các quỹ ETF. Tính chung trên cả hai sàn trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 35,26 triệu đơn vị, tăng gần 80% so với tuần trước và tổng giá trị đạt 739,05 tỷ đồng, tăng 188,15% so với tuần trước.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần
Ngày |
Khối lượng |
Giá trị (tr.đồng) |
||||
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
|
20/6 |
50.277.710 |
30.075.520 |
20.202.190 |
1.163.280 |
760.360 |
402.920 |
19/6 |
10.832.110 |
4.485.770 |
6.346.340 |
289.870 |
121.260 |
168.610 |
18/6 |
9.603.278 |
4.633.488 |
4.969.790 |
263.780 |
158.400 |
105.380 |
17/6 |
6.145.160 |
4.411.350 |
1.733.810 |
164.390 |
133.760 |
30.630 |
16/6 |
8.463.990 |
6.455.250 |
2.008.740 |
263.330 |
231.820 |
31.510 |
Tổng |
85.322.248 |
50.061.378 |
35.260.870 |
2.144.650 |
1.405.600 |
739.050 |
Trong đó, khối này mua vào 85,32 triệu đơn vị, trị giá 2.144,65 tỷ đồng và bán ra 50,06 triệu đơn vị, trị giá 1.405,6 tỷ đồng.
Nhận định của các CTCK:
Thị trường đứng trước áp lực điều chỉnh
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Thị trường trải qua tuần giao dịch theo chiều hướng điều chỉnh với cả năm phiên giảm điểm trên sàn HOSE. Riêng trong phiên cuối tuần, giao dịch đặc biệt trở nên sôi động trong những phút cuối của phiên giao dịch nhờ hoạt động tái cơ cấu danh mục của quỹ V.N.M.
Nhìn chung, kỳ “review” của quỹ ETF lần này đã không tác động nhiều tới diễn biến thị trường do nhà đầu tư nội đã dần quen với cách thức giao dịch cũng như đã dự báo trước các mã cổ phiếu quỹ ETF dự kiến mua hoặc bán.
Đáng chú ý, cổ phiếu MSN bất ngờ bị khối ngoại bán mạnh về cuối phiên với giá trị lên tới 64 tỷ đồng. Tính chung trong cả tuần, nhóm ngành tăng điểm mạnh nhất là nông, thủy sản (+2,37%) trong khi nhóm giảm điểm mạnh nhất là đầu tư đa ngành (-5,47%).
Trong tuần qua có hai thông tin vĩ mô đáng chú ý là việc Trung Quốc đang dự định kéo giàn khoan thứ hai tới khu vực biển Đông và sự kiện NHNN chính thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% kể từ ngày 19/06.
Về việc giảm giá VND, như chúng tôi đã phân tích trong bản tin trước, thông tin này không gây nhiều bất ngờ cho nhà đầu tư và tác động tiêu cực của việc tỷ giá tăng đến lạm phát sẽ không đáng kể do cầu của nền kinh tế hiện vẫn phục hồi yếu.
Về các động thái mới của Trung Quốc tại biển Đông, chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư đã quen dần và không còn bất ngờ đối với rủi ro này.
Sau phiên tái cơ cấu danh mục của quỹ ETF, nhiều khả năng thị trường sẽ đứng trước áp lực điều chỉnh do tạm thời thiếu hụt đi lượng cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư sau khi đã chốt lời cho danh mục ngắn hạn có thể tạm thời đứng ngoài quan sát, chờ đợi phản ứng của chỉ số tại các ngưỡng hỗ trợ để có chiến lược tiếp theo.
VN-Index lình xình đi ngang
CTCK MB (MBS)
Ngắn hạn, tâm lý thị trường có thể có đôi chút ảnh hưởng, tuy nhiên đánh giá lực cầu thị trường hiện tại chúng tôi nhận thấy dòng tiền vẫn duy trì khá tốt nhất là tại các vùng giá thấp. Về xu hướng, VN-INDEX đã tạo một đỉnh ngắn hạn trong tuần này và giảm liền 5 phiên liên tiếp trở lại về sát các ngưỡng hỗ trợ mạnh gần nhất tại MA20/MA50 tương ứng vùng 560 +/-. Trong đó, VN-INDEX đang bị kẹt giữa các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh do đó xu hướng chính của chỉ số sẽ nghiêng về khả năng lình lình đi ngang trong dải hẹp từ 555 - 575 trong thời gian tới.
Về cơ bản, nhiều cổ phiếu đã trải qua hai tuần tích lũy do đó khả năng giảm sâu là khó nhất là cổ phiếu được dự phóng có KQKD khả quan trong quý II. Do đó, chúng tôi cho rằng chiến lược ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt là 40/60 với chiến lược có thể xem xét gom mua cổ phiếu đầu tư trong các phiên giảm. Nếu trading có thể xem xét mua thấp, bán cao với các cổ phiếu thanh khoản tốt mang tính định hướng như SSI, HCM, HAG, PGS, REE...
Thị trường biến động chưa tích cực
CTCK Rồng Việt (VDSC)
Tổng kết tuần, VN-Index và HN-Index lần lượt giảm 2,38% và 0,48% so với cuối tuần trước. Tính đến phiên cuối tuần, riêng Vn-Index đã có tổng cộng 5 phiên giảm điểm liên tiếp, đóng cửa ở mức 560,78 điểm còn HN-Index là 76,31 điểm.
Dòng tiền khối ngoại chảy vào thị trường tuần này khá mạnh. Cụ thể, tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn tuần này đạt hơn 738 tỷ đồng, gần gấp 5,5 lần so với tuần trước.
Với các biến động chưa tích cực của thị trường, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thận trọng, nhà đầu tư tiếp tục theo dõi thêm các tín hiệu của thị trường.
Thị trường sẽ đón nhận dòng tiền bắt đáy
CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)
Xu hướng thị trường có dấu hiệu yếu đi rõ rệt trong tuần qua khi chỉ số hai sàn liên tục giảm mặc dù thanh khoản có dấu hiệu tăng khá tốt. Hầu hết các cổ phiếu có thị giá lớn đều cho dấu hiệu tiếp tục giảm giá hoặc gãy trend tăng trong ngắn hạn. Đây chính là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nhiều nhà đầu tư đang lo ngại.
Các thông tin vĩ mô tích cực sẽ tiếp tục thiếu vắng trong tuần tới, cộng thêm những tin tức xấu từ biển Đông sẽ làm tăng tâm lý thận trọng từ dòng tiền trong tuần tới. Tuy nhiên, những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, có chu kỳ hoặc dự báo kết quả kinh doanh đột biến trong quý II sẽ phân hóa và tiếp tục thu hút dòng tiền của thị trường trong thời gian tới. Nếu VN-Index giảm phá vỡ mức hỗ trợ 560 thì xu hướng tăng ngắn hạn của Vnindex sẽ kết thúc và mức hỗ trợ 550 tiếp theo nhiều khả năng sẽ đón nhận dòng tiền bắt đáy.
Chúng tôi khuyến nghị, nhà đầu tư hạn chế hoạt động mua bán trong ngắn hạn, tránh mua đuổi giá và chốt lãi dần/cắt lỗ danh mục tại những phiên tăng điểm.
Thị trường sẽ tiếp tục rung lắc
CTCK BIDV (BSC)
Phiên giao dịch cuối tuần biến động khá mạnh khi thị trường hứng cùng một lúc hai thông tin bất lợi, trong đó có tin tăng tỷ giá. Đợt điều chỉnh tý giá lần này không quá bất ngờ, do NHNN đã rất nhiều lần phát đi thông điệp về khả năng chủ động điều chỉnh tỷ giá khoảng 1 đến 2% trong năm 2014.
Về dài hạn, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định, Việt Nam vẫn đang duy trì xuất siêu và dự trữ ngoại hối tăng lên đ́ng kể, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Trong điều kiện lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, điều chỉnh tỷ giá sẽ hỗ trợ cho mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu.
Xét về ngắn hạn, chúng tôi cho rằng, đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến TTCK. Ngoài ra, sẽ có những nhóm ngành xuất khẩu và nhóm doanh nghiệp có doanh thu tính theo USD sẽ được hưởng lợi như nhóm cổ phiếu dệt may, thủy sản, dầu khí,…
Với hoạt động đầu tư ngắn hạn: Có thể chủ động mua lại cho hoạt động trading ngắn hạn khi thị trường giảm điểm, tránh mua đuổi ở phiên tăng điểm.
Với hoạt động đầu tư trung về dài hạn: Tiếp tục tích lũy những cổ phiếu cơ bản ở những nhịp điều chỉnh của thị trường.
Vn-Index đi ngang trong vùng 550-580 điểm
CTCK FPT (FPTS)
Tuần tới, với nhận định xu thế đi ngang trong vùng 550-580 điểm, tiếp tục chi phối vận động của VN-Index. Do đó, nhà đầu tư lướt sóng chịu được rủi ro vẫn có thể mua vào khi VN Index tiến về vùng 550-555 và bán ra khi VN-Index tiến về vùng 575-580.
Nhà đầu tư dài hạn có thể kiên nhẫn chờ đợi VN- Index tiến về gần vùng 550-555 để mua được các cổ phiếu cơ bản tốt với giá hợp lý. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thị trường sẽ có sự phân hóa, dòng tiền sẽ tập trung vào cổ phiếu có sự hỗ trợ từ thông tin kết quả kinh doanh quý II và các doanh nghiệp xuất khẩu có doanh thu tính theo USD như dệt may, dầu khí, thủy sản do được hỗ trợ từ việc điều chỉnh tỷ giá.
Thị trường có những phiên tăng giảm xen kẽ
CTCK MaritimeBank (MSBS)
Chỉ số VN-index giảm cả 5 ngày trong tuần này sau chuỗi 6 phiên tăng trong khi chỉ số HNX-index cũng có một tuần giảm điểm với biên độ nhỏ. Chỉ số VN-index kết thúc tuần về sát mốc 560 điểm.
Thị trường trong những phiên cuối tuần chịu tác động đáng kể từ thông tin ngân hàng nhà nước bất ngờ tăng tỷ giá USD thêm 1% và việc Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai ra biển Đông. Thanh khoản trên thị trường tăng đáng kể trong hai phiên giảm điểm cuối tuần của thị trường.
Về diễn biến trong tuần giao dịch tiếp theo, chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ có những phiên tăng giảm đan xen nhau. Phiên giao dịch ngày thứ Hai (23/06), chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ có khả năng tăng điểm trở lại. Thị trường trong giai đoạn hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp cho nhà đầu tư thực hiện giải ngân mạnh khi xu hướng đi ngang vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
VN-Index vẫn tăng trong xu hướng ngắn hạn
CTCK Maybank KimEng (MBKE)
Dưới góc nhìn kỹ thuật, chúng tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn là tăng. 5 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp dĩ nhiên là điều cần lưu tâm, dù vậy sự suy giảm tính đến hiện tại chưa vi phạm các nguyên tác tạo ra xu hướng tăng. Thanh khoản thị trường tuy có cải thiện đáng kể nhưng sự cải thiện này mang yếu tố “thời điểm”, chịu tác động lớn từ việc cơ cấu định kỳ của các quỹ ETFs. Nhìn nhận về việc dòng tiền đã thật sự mở rộng vì vậy chưa rõ ràng.
Thị trường sẽ diễn biến tích cực
CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)
Phiên giao dịch ngày 20/6 sôi động với hoạt động giao dịch của các quỹ ETF bởi tại phiên này, các quỹ sẽ phải thực hiện xong danh mục mới của mình. Do đó, bước sang tuần mới, sự hỗ trợ từ nhóm này sẽ giảm đi và thị trường cần tới dòng tiền nội tiếp bước.
Với những bước giao dịch tốt của tuần qua, thị trường được kỳ vọng sẽ nối tiếp diễn biến tích cực đó sang tuần này. Tuy nhiên, ở tuần này sẽ xuất hiện nhiều hơn những thông tin về kết quả kinh doanh dự kiến của các DN trong quý II. Những DN lớn sẽ tiếp tục là những DN có thông tin thuận lợi và điều đó sẽ hỗ trợ mạnh cho cổ phiếu.