Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới ở Nhật Bản được dỡ bỏ lệnh cấm vận hành

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới ở Nhật Bản được dỡ bỏ lệnh cấm vận hành

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) ​Hôm thứ Tư (27/12), cơ quan quản lý năng lượng hạt nhân của Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấm vận hành đối với nhà máy điện hạt nhân khổng lồ Kashiwazaki-Kariwa của Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) được đưa ra vào khoảng hai năm trước.

TEPCO rất mong muốn đưa nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới hoạt động trở lại để cắt giảm chi phí vận hành, nhưng việc nối lại hoạt động vẫn cần có sự đồng ý của chính quyền địa phương ở tỉnh Niigata.

Với công suất 8.212 megawatt (MW), nhà máy này đã ngừng hoạt động kể từ khoảng năm 2011, khi thảm họa Fukushima khiến tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản vào thời điểm đó phải đóng cửa.

Vào năm 2021, Cơ quan quản lý hạt nhân (NRA) đã cấm TEPCO vận hành nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa do vi phạm an toàn, bao gồm cả việc không bảo vệ vật liệu hạt nhân và những bước đi sai lầm dẫn đến việc nhân viên không được phép tiếp cận các khu vực nhạy cảm của nhà máy.

Trích dẫn những cải tiến trong hệ thống quản lý an toàn, NRA đã dỡ bỏ quy định ngăn cản TEPCO vận chuyển nhiên liệu uranium mới đến nhà máy hoặc nạp các thanh nhiên liệu vào lò phản ứng, ngăn chặn hiệu quả việc nối lại hoạt động.

Cổ phiếu của TEPCO đã tăng mạnh sau khi NRA cho biết vào đầu tháng này rằng họ sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm hoạt động sau khi tiến hành kiểm tra tại chỗ và gặp gỡ với chủ tịch công ty.

Theo NRA, do phải đối mặt với các khoản tiền bồi thường khổng lồ và các khoản chi phí khác bắt nguồn từ sự cố rò rỉ phóng xạ hồi năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima do TEPCO điều hành, nên công ty này muốn nhà máy Kashiwazaki-Kariwa tiếp tục hoạt động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của các nhà máy nhiệt điện vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch vốn được cho là tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.

Tin bài liên quan