(ĐTCK) Tham dự sự kiện Kết nối đầu tư 2.0 tại Singapore, ông Phạm Ngọc Bích - Giám đốc khối Phát triển khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trao đổi với ĐTCK về mối quan tâm của các nhà đầu tư đảo quốc sư tử với thị trường vốn Việt Nam.
Tại Diễn đàn, các nhà đầu tư nước ngoài thể hiện mối quan tâm ra sao với các DN Việt
Nam
, thưa ông?
Singapore
có trụ sở của khoảng 150 quỹ đầu tư, song chủ yếu các quỹ đầu tư mạo hiểm tham dự sự kiện này. Tại Diễn đàn, một số công ty Việt
Nam
trình bày cơ hội đầu tư khá thú vị, tập trung mạnh ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là những DN quy mô nhỏ và vừa, mới thành lập được vài năm và hoạt động hiệu quả. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới những DN này, họ cũng thích thú với những doanh nhân trẻ, tâm huyết với DN, có nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều ý kiến để phát triển DN.
Trong các buổi giới thiệu đầu tư, DN Việt
Nam
thường được quan tâm, nhưng để các quỹ đầu tư biến quan tâm thành đồng vốn cụ thể rót vào DN lại không dễ. Theo ông, các nhà đầu tư còn quan ngại điều gì?
Trước khi bỏ vốn vào một địa chỉ nào đó, các nhà đầu tư xem xét rất kỹ tình hình vĩ mô vì họ lo ngại môi trường kinh doanh và chính sách vĩ mô của Việt
Nam
trong mấy năm qua không ổn định. Tuy vậy, từ năm 2011 đến nay, chúng ta đã có nhiều tiến bộ, lạm phát giảm còn 7,5% kể từ mức trên 20%, lãi suất huy động còn 7 - 8%/năm từ mức trên 10%/năm. Mặc dù vậy, nhà đầu tư cho rằng, lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, 10 - 15%/năm. Rất nhiều nhà đầu tư ở Diễn đàn ngạc nhiên trước các thông tin vĩ mô được cập nhật. Họ thấy ở Việt
Nam
đang có nhiều tiến bộ mà họ không biết.
Vậy yếu tố kinh tế vĩ mô hay nội tại của DN là quan trọng đối với nhà đầu tư ngoại?
Nội tại của DN là quan trọng nhất. DN phải có lãi, đã hoạt động một thời gian và chứng minh được hiệu quả cũng như năng lực quản trị nhất định. Thông thường, các thủ tục thành lập DN, xin các loại giấy phép đầu tư tại Việt
Nam
khá rắc rối, vì thế nhà đầu tư ngoại thường ít tham gia lập DN quy mô nhỏ hoặc vừa ngay từ đầu. Họ quan tâm mua cổ phần của những DN đã hoạt động tốt, tăng trưởng ổn định. Ngoài lịch sử hoạt động, DN phải đưa ra được cơ hội đầu tư, đề án phát triển trong tương lai. Việc đàm phán để đến khi nhà đầu tư rót vốn có khi mất vài tháng tới cả năm trời.
Hiện
Singapore
là nhà đầu tư lớn trong Top 5 vào Việt
Nam
. Ông nhìn nhận dòng vốn từ
Singapore
vào Việt
Nam
trong thời gian tới thế nào?
Tôi có cảm giác lạc quan hơn. Hơn 100 quỹ đầu tư có trụ sở tại
Singapore
đang tìm kiếm các cơ hội với nhiều quy mô từ những khoản vốn 10 triệu USD đến trên 50 triệu USD. Các nhà đầu tư Singaporre có sự gần gũi về địa lý với Việt Nam và trong lĩnh vực vốn gián tiếp, có lẽ họ chỉ đứng sau các nhà đầu tư Nhật Bản về rót vốn vào thị trường Việt Nam.
NĐT nước ngoài mong được ưu đãi thuế và đơn giản hóa các thủ tục thành lập công ty
Tại Diễn đàn và qua những cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư khác, ông thấy các nhà đầu tư mong muốn Việt
Nam
có chính sách gì để khuyến khích họ tham gia đầu tư?
Họ mong muốn có chính sách ưu đãi giảm thuế trong 3 năm đầu và đơn giản hóa các thủ tục về thành lập công ty, mở tài khoản tại CTCK, ngân hàng đầu tư… Với những DN trong ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ, họ mong muốn được tăng room. Bởi nhiều quỹ không chỉ bỏ tiền để đầu tư tài chính, mà còn tham gia HĐQT, nâng cao khả năng quản lý và kế hoạch kinh doanh cho DN. Việt Nam có nền kinh tế nhỏ cần thu hút vốn đầu tư, có thêm nhiều thị trường mới, khách hàng mới... vì thế dòng vốn ngoại rất cần thiết. Nhìn sang Thái Lan, họ đã cho áp dụng bán chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết ở DN từ lâu và không hạn chế với bất cứ loại hình DN nào, trong khi Việt
Nam
hiện mới đang xem xét vấn đề này.