Nhà đầu tư ngoại tin tưởng hơn vào Việt Nam

Nhà đầu tư ngoại tin tưởng hơn vào Việt Nam

(ĐTCK-online) Trong thời gian qua, ngoài những rủi ro về lạm phát, việc CDS (Credit Default Swap) của trái phiếu chính phủ Việt Nam, một chỉ số cho biết đánh giá của NĐT nước ngoài với rủi ro vĩ mô của Việt Nam, tăng liên tục trong 2 tháng 5 - 6 là một tín hiệu khiến giới đầu tư quan ngại.

CDS của Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Hy Lạp

(Đợt tăng hồi cuối tháng 12/2010 của Việt Nam là do sự kiện Vinashin. Đợt tăng từ đầu tháng 5/2011, ngoài rủi ro lạm phát trong nước còn có ảnh hưởng từ Hy Lạp)

Nhà đầu tư ngoại tin tưởng hơn vào Việt Nam ảnh 1

So sánh chỉ số CDS của Việt Nam so với các nước trong khu vực và Hy Lạp cho thấy lo ngại về khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã tạo hiệu ứng dây chuyền và ảnh hưởng đến CDS chung của hầu hết thị trường. Sau khi Hy Lạp thông qua quyết định cắt giảm ngân sách để nhận gói cứu trợ của EU và IMF, CDS của các nước đồng loạt giảm.

S&P rating: Việt Nam được xếp hạng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức CCC của Hy Lạp mới thực sự đáng lo ngại do S&P coi Hy Lạp đã gần chạm mức vỡ nợ

Chỉ số Nợ/GDP của Việt Nam cũng cao nhất so với các nước trong khu vực, mặc dù là khá nhỏ so với Hy Lạp. Các nước có chỉ số này thấp thường có rating cao như Trung Quốc, Hàn Quốc và ngược lại với Việt Nam và Philippines

S&P rating: Việt Nam được xếp hạng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức CCC của Hy Lạp mới thực sự đáng lo ngại do S&P coi Hy Lạp đã gần chạm mức vỡ nợ Chỉ số Nợ/GDP của Việt Nam cũng cao nhất so với các nước trong khu vực, mặc dù là khá nhỏ so với Hy Lạp. Các nước có chỉ số này thấp thường có rating cao như Trung Quốc, Hàn Quốc và ngược lại với Việt Nam và Philippines S&P rating: Việt Nam được xếp hạng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức CCC của Hy Lạp mới thực sự đáng lo ngại do S&P coi Hy Lạp đã gần chạm mức vỡ nợ Chỉ số Nợ/GDP của Việt Nam cũng cao nhất so với các nước trong khu vực, mặc dù là khá nhỏ so với Hy Lạp. Các nước có chỉ số này thấp thường có rating cao như Trung Quốc, Hàn Quốc và ngược lại với Việt Nam và Philippines

Lạm phát của Việt Nam cao hơn hẳn Philippines và Thái Lan, điều này dẫn đến việc NHNN Việt Nam phải mạnh tay hơn trong thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa (đỏ: Việt Nam; xanh: Philippines; đen: Thái Lan)

Lạm phát của Việt Nam cao hơn hẳn Philippines và Thái Lan, điều này dẫn đến việc NHNN Việt Nam phải mạnh tay hơn trong thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa (đỏ: Việt Nam; xanh: Philippines; đen: Thái Lan)

 Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy CDS của Việt Nam cao hơn và tăng nhiều hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân dễ thấy là do định mức tín nhiệm của Việt Nam thấp hơn so với các nước, còn nguyên nhân sâu xa hơn bắt nguồn từ lạm phát, tỷ trọng nợ công lớn và hiệu quả đầu tư kém của Việt Nam.

Tình hình phát hành trái phiếu kho bạc 4 tuần vừa qua.

Các đợt phát hành đều thành công với lượng đăng ký lớn, tỷ lệ trúng thầu cao và lãi suất trúng thầu ổn định

 

Tuần 4 - 8/7

Tuần 27/6 - 1/7

Tuần 20 - 24/6

Tuần 13 - 17/6

Kỳ hạn (năm)

Khối lượng chào bán (tỷ)

Khối lượng đăng ký mua (tỷ)

Khối lượng trúng thầu (tỷ)

Lãi suất trúng thầu (%/năm)

Khối lượng chào bán (tỷ)

Khối lượng đăng ký mua (tỷ)

Khối lượng trúng thầu (tỷ)

Lãi suất trúng thầu (%/năm)

Khối lượng chào bán (tỷ)

Khối lượng đăng ký mua (tỷ)

Khối lượng trúng thầu (tỷ)

Lãi suất trúng thầu (%/năm)

Khối lượng chào bán (tỷ)

Khối lượng đăng ký mua (tỷ)

Khối lượng trúng thầu (tỷ)

Lãi suất trúng thầu

2

n/a

n/a

n/a

n/a

2.500

2.284

0

11

2,500

2,828

2,308

12.4

2,000

3,205

1,906

12.42

3

2,000

3,652

1,752

12.2

2.500

2.980

2.100

12.3

2,500

4,940

2,500

12.3

2,000

6,08

2,000

12.3

5

2,000

1,750

1,450

12.3

2000

2.050

1.650

12.3

2,000

5,005

2,000

12.1

1,000

4,954

1,000

12.3

Nguồn: SSI Treasury

Một diễn biến đáng chú ý của thị trường tiền tệ gần đây là việc NHNN giảm lãi suất OMO từ 15%/năm xuống 14%/năm và cùng với đó thì tuần qua là tuần đầu tiên sau 8 tuần liên tiếp hút ròng, OMO đã bơm ròng với giá trị 1.000 tỷ đồng. Mặc dù giá trị bơm ròng là không đáng kể, nhưng việc quay trở lại bơm ròng có thể là một tín hiệu cho thấy tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã chạm đỉnh.

Sau 8 tuần hút ròng liên tiếp trong tháng 5 và 6, lượng tiền còn lưu hành trên OMO giảm nhanh từ trên 140.000 tỷ đồng xuống còn 16.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, xu hướng hút ròng đã kết thúc trong tuần vừa qua với việc bơm ròng 1.000 tỷ đồng

Sau 8 tuần hút ròng liên tiếp trong tháng 5 và 6, lượng tiền còn lưu hành trên OMO giảm nhanh từ trên 140.000 tỷ đồng xuống còn 16.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, xu hướng hút ròng đã kết thúc trong tuần vừa qua với việc bơm ròng 1.000 tỷ đồng

Với TTCK, rủi ro trước mắt vẫn là lạm phát do giá thực phẩm tăng cao, mùa mưa bão đang đến và khả năng tăng giá điện vào tháng 8. Đồng thời, cũng còn yếu tố mùa vụ của mùa tựu trường cuối tháng 8, đầu tháng 9 và giá xăng dầu khó có khả năng giảm. Tín hiệu từ OMO cũng không thực sự hỗ trợ cho thị trường và vì vậy, NĐT nên thận trọng trong tháng 7. Nếu TTCK phản ánh sớm những lo ngại về lạm phát thì sẽ có khả năng hồi phục trở lại vào cuối tháng này. Tuy nhiên, do còn nhiều ẩn số từ vĩ mô, TTCK vẫn khó có đà hồi phục bền vững.