(ĐTCK-online) Mặc dù đã trải qua tới 31 vụ kiện chống bán phá giá ở khá nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau, 5 vụ kiện đang trong thời gian xem xét, song cho tới thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các hiệp hội ngành hàng vẫn tự nhận mình là "chưa đủ năng lực" để đối phó. Cần phải nói rằng, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đều không nằm trong tầm kiểm soát của phía Việt Nam, và năng lực cần phải có ở đây được hiểu là năng lực tránh bị kiện, khả năng đối phó… hay nói cách khác là kỹ năng "sống chung với lũ". "Lũ" ngày càng về nhiều nhưng sự chuẩn bị vẫn có vẻ không tương xứng.
Bài học của thị trường đã khiến doanh nghiệp Việt
Nam
tỉnh táo hơn rất nhiều. Hiệp hội Xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam
đã "truyền bá" 12 bài học cho các hội viên để tránh "lũ". Có thể kể đến như đa dạng hoá thị trường, nâng cao tính cộng đồng, chủ động chuẩn hoá hệ thống sổ sách, công tác số liệu, sử dụng tư vấn luật sư… Nhưng thực tế, cho dù thuỷ sản của Việt Nam luôn bị khuyến cáo ở mức báo động về khả năng bị kiện, thì việc cá tra của Việt Nam vẫn bị một vài doanh nghiệp chào giá thấp cho thấy, còn có những doanh nghiệp đứng ngoài cuộc.
Trong một cuộc hội thảo tư vấn mới đây do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức liên quan tới những thông tin chứa đựng dấu hiệu không tốt cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, giấy mời phát đi nhiều nhưng chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp có mặt. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhiều doanh nghiệp không tham gia vì họ cho biết là không xuất khẩu sang Mỹ và họ không có lỗi gì nếu như gỗ của Việt Nam bị kiện bán phá giá.
Cuộc chơi chung có quá nhiều người đứng ngoài. Ở đây, phải nhắc tới câu chuyện nan giải về công tác số liệu liên quan đến các ngành sản xuất bị kiện rất kém. Bà Nguyễn Thị Tòng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, để làm bằng chứng chống lại các đơn kiện chống bán phá giá của các nước nhập khẩu, phía Việt Nam phải sử dụng số liệu của chính hải quan bên nhập khẩu. Lý do đơn giản là các doanh nghiệp, hiệp hội và ngay cả hải quan Việt
Nam
không có đủ số liệu về hàng hoá xuất nhập khẩu của chính mình để làm căn cứ. Sẽ rất khó thuyết phục khi minh chứng là mình không sai, trong khi lại dẫn số liệu từ phía đối thủ. Ở đây, câu hỏi lớn dành cho hiệu quả của công tác hiện đại hoá ngành hải quan Việt
Nam
. Cần phải nói rằng, việc tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trong những vụ kiến chống bán phá giá là rất hạn chế, nếu không nói là không nên, song vai trò của cơ quan hải quan trong cung cấp thông tin về số liệu hàng xuất khẩu lại có ý nghĩa gần như quyết định một phần thành bại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thực ra, lâu nay công tác thống kê số liệu của các ngành sản xuất Việt
Nam
rất bất cập. Số liệu của một ngành nhưng ở các cơ quan có liên quan lại khác nhau. Đó là chưa kể tới đơn vị tính cũng không thống nhất. Đơn cử như về sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, có nơi sử dụng đơn vị là mét khối, nơi dùng khối lượng, nơi lại quy là giá trị bằng tiền… Được biết, tới tháng 10 này, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với một số cơ quan liên quan, trong đó có hải quan, để thống nhất lại đơn vị tính cho sản phẩm này.
Tuy vậy, cũng không thể không nhắc tới thông tin cảnh báo về khả năng các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Mỹ chuẩn bị khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá đã được đưa ra trong tháng 6. Mặc dù tháng 6 đã qua, khả năng này vẫn chưa thể loại bỏ. Kèm theo đó, những thông tin theo kiểu "bôi nhọ" sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường Mỹ cũng đã xuất hiện, như dấu hỏi về nguồn gốc gỗ nhập khẩu sử dụng sản xuất sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng bếp của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ… Giới chuyên gia nhận định, đây được coi là những dấu hiệu sớm cảnh báo về khả năng xuất hiện những vụ kiện chống bán phá giá sắp tới.
Vào thời điểm hiện nay, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang có ảnh hưởng nhất định tới xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam
. Tuy vậy, nguy cơ về các vụ kiện chống bán phá giá lại không hề giảm bởi các doanh nghiệp sản xuất ở nước nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng không kém. Đương nhiên, để bảo vệ mình, các doanh nghiệp này phải tìm ra cách để chống lại các doanh nghiệp phía nước xuất khẩu, ngăn chặn tối đa những ảnh hưởng từ hàng nhập khẩu. Những tình tiết mới xuất hiện đang làm tăng nguy cơ "lũ lớn" đối với doanh nghiệp Việt
Nam
.