Kết quả trên được ghi nhận từ cuộc phỏng vấn những người ở Việt Nam tại khảo sát Manulife Asia Care Survey lần thứ 3 được thực hiện vào thời điểm cuối năm 2021 - ngay khi biến thể Omicron bắt đầu được phổ biến.
![]() |
Người Việt Nam cũng cho thấy sự lạc quan nhất trong khu vực về khoảng thời gian để nền kinh tế phục hồi, trong đó, chỉ một phần tư (26%) lo lắng sẽ mất nhiều thời gian, thấp nhất trong khu vực.
Bên cạnh đó, 1/4 (tương đương 26%) người được khảo sát bày tỏ lo lắng về việc gia đình họ nhiễm gặp COVID-19, một điều đáng chú ý là 86% nhận ra tầm quan trọng của bảo hiểm - cao hơn mức trung bình trong khu vực (69%) - và tầm quan trọng của kế hoạch nghỉ hưu (71%).
Có 1/3 (tương đương 34%) số người được hỏi coi bảo hiểm là một phương tiện để giảm thiểu tác động tài chính liên quan đến COVID-19.
Các câu trả lời khảo sát khác cho thấy, người Việt Nam cắt giảm các chi phí không cần thiết (24%) để giúp bù đắp sự sụt giảm thu nhập và để thành lập doanh nghiệp của riêng họ (26%). Khoảng 1/3 (30%) các bà mẹ đang làm việc đã tạo ra công việc kinh doanh của riêng mình.
Mặc dù tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp, nhưng trong số những người được khảo sát, có tới 72% có sở hữu bảo hiểm, trong đó phổ biến nhất là bảo hiểm sức khỏe (47%), nhân thọ (42%) và tai nạn (38%).
Đáng chú ý, 91% có kế hoạch mua bảo hiểm trong 12 tháng tới, trong đó nhân thọ (55%), sức khỏe (45%) và tai nạn (41%) đứng đầu danh sách.
Khi mua bảo hiểm, phần lớn người Việt Nam (84%) cũng tìm kiếm những sản phẩm bảo hiểm đơn giản có thể mua trực tuyến. Để theo dõi tình trạng sức khỏe, 83% người Việt Nam được khảo sát cho biết họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng các ứng dụng về sức khỏe và tinh thần.