“Tôi nghĩ đây là một cú sốc năng lượng toàn cầu đầu tiên, nó không giống với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970. Đây là một cuộc khủng hoảng do người tiêu dùng thúc đẩy và những điều chỉnh do người tiêu dùng định hướng, nên để giải quyết vấn đề này sẽ là rất đáng kể”, Tổng thư ký Hội đồng Năng lượng Thế giới Angela Wilkinson cho biết.
Giá dầu tăng vọt diễn ra sau khi xung đột giữa nhà sản xuất dầu lớn Nga và Ukraine leo thang vào cuối tháng 2, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu lớn trong lĩnh vực năng lượng khi các nước phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Moscow.
Liên minh châu Âu cũng đã đề xuất một lệnh cấm dần dần đối với dầu của Nga, gây thêm áp lực lên giá năng lượng.
Tính đến sáng thứ Sáu (20/5) tại châu Á, giá dầu thô Brent đã tăng hơn 42% kể từ đầu năm.
Thế giới đã chứng kiến một số vụ sốc dầu trong những năm 1970 do xung đột ở Trung Đông.
Năm 1973, các nhà sản xuất dầu Trung Đông đã ngừng cung cấp dầu cho Mỹ và các quốc gia phương Tây khác sau khi họ hỗ trợ Israel trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm đó. Cuộc cách mạng Iran từ năm 1978 - 1979 dẫn đến việc lật đổ Shah cũng gây ra một cú sốc năng lượng khác.
“Nếu bạn nhìn vào giá của các sản phẩm tinh chế ở nhiều nơi trên thế giới, chúng hiện không thể mua được đối với nhiều người trong số nửa dưới của xã hội. Chúng ta sẽ phải chứng kiến một số hình thức tái phân bổ lớn tiền thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Người tiêu dùng đang thực sự, thực sự bị tổn thương”, bà Angela Wilkinson cho biết.
Dữ liệu chính thức tuần này cho thấy, lạm phát ở Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 4 một phần do giá năng lượng tăng theo chiều hướng xoắn ốc. Mức giá tăng đột biến tương tự cũng diễn ra ở Mỹ với lạm phát tiêu dùng vẫn ở gần mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 4.
“Chỉ sáu tháng trước, chúng ta chỉ nói về an ninh khí hậu. Một năm trước, chúng tôi đã nói về cuộc khủng hoảng và sự phục hồi hậu Covid. Bây giờ chúng ta đã có một chuỗi khủng hoảng liên tục trong lĩnh vực năng lượng, Covid, khí hậu, xung đột. Và bây giờ, chúng ta đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về giá cả sinh hoạt ở nhiều quốc gia”, bà cho biết.
“Thách thức lớn nhất sẽ là bối cảnh mới về khả năng chi trả và công bằng năng lượng. Đó là một sự không chắc chắn và nó sẽ đòi hỏi sự đổi mới chính sách, nhưng nó cũng sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với hợp tác quốc tế”, bà nói thêm.