Nhu cầu quá lớn
Giới chức ngành năng lượng tại Bắc Kinh đang đau đầu với những bài toán khó về nhu cầu khí đốt tại quốc gia này. Năm 2017, lượng khí đốt tiêu thụ của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới, đạt 235,2 tỷ m3, tăng 17% so với năm trước đó.
Trong đó, vấn đề thực sự nằm ở khí hóa lỏng (LNG), khi Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu LNG lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Năm 2017, nhu cầu tiêu thụ LNG của Trung Quốc tăng hơn 50% so với năm trước đó, lên mức 38 triệu tấn.
Bên cạnh đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2019.
Trong báo cáo thường niên khí đốt năm 2018, IEA ước tính, nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 60% trong giai đoạn 2017 – 2023, lên mức 376 tỷ m3.
Chưa hết, trong tuần này, hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết, Trung Quốc hiện đã chiếm 50% tổng nhu cầu tăng trưởng đối với LNG trên toàn cầu.
Không riêng khí đốt, dầu mỏ cũng là vấn đề đau đầu đối với Đại lục, dù quốc gia này đang dần trở nên ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ nhập khẩu. Năm 2017, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc tăng 5,5% so với năm trước đó, lên 11,77 triệu thùng/ngày.
Kể từ đầu năm 2018 tới nay, dù gặp những trở ngại vì cuộc chiến thương mại với Mỹ và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và nhu cầu sử dụng dầu mỏ đang theo đà leo dốc.
Theo các chuyên gia kinh tế, những xung đột với Mỹ có thể phần nào kiềm chế nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, nhu cầu năng lượng tại nền kinh tế này sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Do đó, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa độc lập năng lượng và an ninh quốc gia sẽ là vấn đề phức tạp bậc nhất đối với Bắc Kinh trong thập kỷ tới.
Bài học từ Mỹ
Nói tới việc đau đầu vì an ninh năng lượng, Mỹ có thể là ví dụ điển hình nhất. Trong nhiều thập kỷ qua, nước Mỹ bị phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ nước ngoài, khiến các đời tổng thống đều coi đây là một trong những trọng tâm lớn cần cải thiện.
Một trong những sự kiện từng khiến nền kinh tế Mỹ điêu đứng là việc Ả Rập Xê út cùng các đồng minh tại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng bán dầu mỏ cho Mỹ, nhằm trừng phạt việc quốc gia này có sự hỗ trợ Israel vào những năm 1970.
Khi đó, giá dầu tại Mỹ ngay lập tức tăng lên gấp 4 lần, đe dọa tới nặng nề tới các hoạt động kinh tế.
Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 20% tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu của Mỹ. Việc ngừng mua dầu từ Mỹ là một biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này, nhưng đồng thời cũng giống như việc “tự tát mình”.
Hiện tại, dù nước Mỹ đã cải thiện được vị trí của mình, trở thành nhà sản xuất dầu mỏ thuộc Top 3 thế giới, nhưng các chính sách đối với OPEC vẫn thể hiện sự nhún nhường.
Thêm vào đó, Lực lượng Hải quân Mỹ vẫn cử đội tàu canh gác hoạt động xuất khẩu dầu tại khu vực Trung Đông, bao gồm cả tuyến đường chiến lược qua eo biển Hormuz.
Quay trở lại với Trung Quốc, năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 20% tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu của Mỹ. Việc ngừng mua dầu từ Mỹ là một biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này, nhưng đồng thời cũng giống như việc “tự tát mình”.
Viện nghiên cứu Brookings nhận định: "Dù có rất nhiều yếu tố chưa rõ ràng về tình trạng kinh tế, chính trị trong tương lai tại Trung Quốc, nhưng có một thứ chắc chắn, Trung Quốc cần có biện pháp để ứng phó với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ khí đốt và dầu mỏ đang gia tăng nhanh chóng. Và dầu mỏ là vấn đề trọng tâm nhất".