Ngọn núi lửa lớn nhất trên thế giới "tỉnh giấc", dung nham phun rực cháy cả một góc trời

Ngọn núi lửa lớn nhất trên thế giới "tỉnh giấc", dung nham phun rực cháy cả một góc trời

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngọn núi lửa Mauna Loa có độ cao khoảng 4.170 m so với mặt nước biển. Cùng với bề mặt và chiều rộng tạo nên tổng thể tích khoảng 80.000 km3 và đây được mệnh danh là núi lửa lớn nhất trên Trái đất về chiều rộng và thể tích.

Trái đất - người Mẹ Thiên Nhiên của chúng ta được mệnh danh là hành tinh xanh. Là nơi sự sống được đánh thức. Người Mẹ Thiên Nhiên ấy đã kiến tạo và nuôi dưỡng sự sống trong hàng triệu năm, trong đó có cả sự sống của loài người. Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng những điều kì diệu là sự sống, đất, nước, không khí, núi rừng, đại dương...

Khám phá thế giới tự nhiên là điều con người đã làm hàng triệu năm nay nhưng chưa bao giờ có một đáp án cụ thể bởi hành tinh chúng ta đang sinh sống không chỉ là một nơi bí ẩn mà còn tràn đầy những nguy hiểm tiềm tàng. Một trong những nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta có thể gặp là từ các ngọn núi lửa. Khi một trong số các ngọn núi lửa phun trào nó sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân trong vùng hoặc là cả thế giới.

Trong số những ngọn núi lửa lớn nhất và nổi tiếng nhất trên hành tinh của chúng ta, có Mauna Loa. Đây là một trong những ngọn núi lửa nằm cùng với 4 ngọn núi lửa khác thuộc quần đảo Hawaii. Tên này có nghĩa là núi dài trong tiếng Hawaii. Vì có một số đặc điểm thú vị và kích thước khổng lồ nên nó được coi là ngọn núi lửa lớn nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, nó chỉ là lớn nhất về diện tích và thể tích, vì có những núi lửa khác như Mauna Kea cao hơn.

Ngọn núi lửa Mauna Loa.

Ngọn núi lửa Mauna Loa.

Theo các nhà khoa học, không có ghi chép nào về những vụ phun trào đã xảy ra trước khi người châu Âu đến khu vực này. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu khoa học xác định lịch sử phun trào khá lâu đời. Được biết, 98% bề mặt núi lửa được tạo thành từ dung nham và đã được trục xuất ra ngoài khoảng 10.000 năm trước.

Mới đây, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đã thông báo về một vụ phun trào diễn ra trong Công viên Quốc gia Núi lửa Hawaii. Ngay lập tức các dịch vụ khẩn cấp đã được kích hoạt bởi nỗi lo vụ phun trào có thể gây thiệt hại đến các khu dân dân sinh sống gần đó.

Clip nguồn: CNA.

Theo như báo cáo được đăng tải trên trang web, USGS mô tả, dòng dung nham dường như được phun ra khỏi trong lòng. Ước chừng có dòng phun cao từ 30-60 m, tạo thành các dòng dung nham nóng chảy từ ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới này. Ở thời điểm hiện tại, các lỗ phun trào vẫn đang chỉ giới hạn quanh miệng núi lửa. Tuy nhiên, có thể xuất hiện thêm các khe nứt dọc Khu vực Northeast Rift, dưới các khe nứt hiện có. Do đó, các dòng dung nham có thể tiếp tục chảy xuống dốc núi.

Hiện, chưa có mối đe dọa nào đối với con người và tài sản ở khu vực gần núi lửa Mauna Loa.

Các quan chức của USGS cho biết, tính từ năm 1843, miệng núi lửa Mauna Loa đã chứng kiến khoảng 33 lần phun trào. Trong đó, lần gần nhất núi lửa này phun trào xảy ra vào năm 1984, kéo dài trong 22 ngày và tạo ra dòng dung nham dài tới hơn 7 km.

Tin bài liên quan