Các nhà nghiên cứu của Đại học College London đã nghiên cứu dữ liệu do Cơ quan Thống kê của nước Anh đã thường xuyên thu thập dữ liệu xét nghiệm Covid-19 từ hàng nghìn hộ gia đình ở Anh trong thời gian xảy ra đại dịch như một phần của “cuộc khảo sát lây nhiễm”.
Cuộc khảo sát nhằm mục đích kiểm tra các hộ gia đình xem họ có các triệu chứng hay không.
Nghiên cứu đã xem xét 36.061 cá nhân thực hiện xét nghiệm Covid-19 như một phần của cuộc khảo sát lây nhiễm từ ngày 26/4 đến 27/6 năm 2020 và khảo sát cho thấy 86,1% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus không báo cáo “cốt lõi” các triệu chứng liên quan đến virus (ho, sốt hoặc mất vị giác và/hoặc khứu giác) vào ngày họ làm xét nghiệm.
“Trong số 115 người nhận được kết quả dương tính với Covid-19 chỉ có 16 người báo cáo các triệu chứng chính mà chúng tôi liên quan đến virus”, nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu Irene Petersen và Andrew Phillips đã kết luận trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Epidemiology hôm thứ Năm (8/10) rằng: “Các triệu chứng xuất hiện của Covid-19 là rất yếu”.
“Để giảm lây truyền Covid-19, điều quan trọng là phải xác định được những người có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, rất ít người biết về tỷ lệ những người lây nhiễm không có triệu chứng và những người truyền bệnh “thầm lặng” tiềm ẩn”, các nhà nghiên cứu lưu ý.
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng “một chương trình thử nghiệm rộng rãi hơn là điều cần thiết để nắm bắt sự lây truyền “thầm lặng” và có khả năng ngăn ngừa và giảm các đợt bùng phát trong tương lai”, các nhà nghiên cứu lập luận.
Cơ chế thử nghiệm đã có nhiều thành công ở châu Âu. Trong khi Đức được ca ngợi về chương trình thử nghiệm rộng rãi và hệ thống theo dõi để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh, thì Anh đã phải mất một thời gian để tăng cường thử nghiệm rộng rãi và phải chịu áp lực từ sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu xét nghiệm và sự chậm trễ trong quá trình xử lý.