Đây là kết quả ngoài mong đợi của Trung Quốc khi mà nước này hy vọng sẽ được Liên minh châu Âu (EU) chính thức trao quy chế nền kinh tế thị trường vào cuối năm nay.
Nghị quyết nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra "những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế xã hội" cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Nghị quyết trên cũng cho biết có tới 56 trong tổng số 73 biện pháp chống bán phá giá hiện nay của EU là nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Việc có trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc hay không được coi là một quyết định chiến lược ảnh hưởng tới tương lai của nền kinh tế châu Âu.
Theo quy định, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên quyền được công nhận hoặc phủ nhận một quốc gia thành viên khác có nền kinh tế thị trường hay không. Cho tới nay, EU vẫn chưa trao quy chế này cho khoảng 15 quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Ngay từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, EU đã coi nền kinh tế Trung Quốc không phải là kinh tế hàng hóa. Kể từ đó, Bắc Kinh đã tiến hành những cải cách để rồi sau đó nhận được thỏa thuận với EU rằng tổ chức này sẽ xem xét về trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên, quy chế này có được tự động công nhận hay không và điều kiện để được công nhận là gì thì thỏa thuận trên không đề cập rõ.
Nghị quyết nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra "những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế xã hội" cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Nghị quyết trên cũng cho biết có tới 56 trong tổng số 73 biện pháp chống bán phá giá hiện nay của EU là nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Việc có trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc hay không được coi là một quyết định chiến lược ảnh hưởng tới tương lai của nền kinh tế châu Âu.
Theo quy định, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên quyền được công nhận hoặc phủ nhận một quốc gia thành viên khác có nền kinh tế thị trường hay không. Cho tới nay, EU vẫn chưa trao quy chế này cho khoảng 15 quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Ngay từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, EU đã coi nền kinh tế Trung Quốc không phải là kinh tế hàng hóa. Kể từ đó, Bắc Kinh đã tiến hành những cải cách để rồi sau đó nhận được thỏa thuận với EU rằng tổ chức này sẽ xem xét về trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên, quy chế này có được tự động công nhận hay không và điều kiện để được công nhận là gì thì thỏa thuận trên không đề cập rõ.