Ngày 29/7, Eximbank tiếp tục tiếp hành ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 2

Ngày 29/7, Eximbank tiếp tục tiếp hành ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 2

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hội đồng quản trị Eximbank vừa có thông báo đến cổ đông về việc triệu tập đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên lần 2 vào ngày 27/7 tới sau thất bại lần thứ nhất vào ngày 30/6 vừa qua. 

Theo HĐQT Eximbank, do ĐHCĐ thường niên 2020  tổ chức lần thứ nhất vào ngày 30/6 vừa qua, nhưng không tỷ lệ cổ đông đăng ký không đủ để tiến hành. Do cổ phần biểu quyết của cổ đông tham dự họp (bao gồm cổ đông và người đại diện theo ủy quyền) thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định Khoản 1, Điều 33 của Eximbank. 

Vì vậy, HĐQT Eximbank quyết định sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên lần hai vào ngày 29/7 tới. Đối tượng cổ đông tham dự là tất cả cổ đông trong danh sách chốt ngày 10/3/2020. 

Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là cổ đông chiến lược nước ngoài của Eximbank - Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đang nắm giữ 15% vốn cổ phần Eximbank vừa có văn bản yêu cầu ngân hàng này tổ chức ĐHCĐ bất thường lần 2 trước đại hội cổ đông thường niên lần 2 mà Eximbank dự kiến tiến hành vào ngày 29/7 tới đây. 

Trước đó, Eximbank đã lên kế hoạch và triển khai ĐHCĐ bất thường năm 2019 trong ngày chiều ngày 30/6 vừa qua (vì năm 2019 Eximbank chưa thể tiến hành thành công ĐHCĐ thường niên do tỷ lệ cổ đông tham dự không đủ để tiến hành đại hội), nhưng kết quả cũng đã bất thành. 

Cụ thể, ĐHCĐ thường niên năm 2020 thường niên lần 1 của Eximbank tổ chức ngày 30/6 không thể tiến hành do chỉ có 133 cổ đông tham dự, tương ứng với hơn 215 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 17,54%, không đủ túc số 65% để tiến hành.

Chiều cùng ngày 30/6, ĐHCĐ bất thường lần 1 của Eximbank năm 2019 cũng không thể tiến hành với lý do tương tự khi tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ có 51,92%, không đủ 65% như quy định, nên phải hủy đại hội.

Theo đó, trong văn bản gửi NHNN và HĐQT Eximbank, cổ đông SMBC đề cập đến những công bố thông tin gần đây của Eximbank về việc không đủ điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2020 và ĐHCĐ bất thường vì cả hai cuộc họp ngày 30/6 đều không đủ túc số.

Trong thông tin công bố mới nhất, Eximbank đề cập đến việc triệu tập lần 2 ĐHCĐ thường niên 2020 vào ngày 29/7 tới, nhưng lại không hề đề cập đến việc triệu tập ĐHCĐ bất thường lần 2.

Vì thế, SMBC cho rằng, việc triệu tập lại một cuộc họp ĐHCĐ thường niên theo quy định tại điều lệ hoạt động Eximbank cũng được áp dụng với ĐHCĐ bất thường lần 2.

Cụ thể, trường hợp đại hội lần thứ nhất không đủ túc số thì được triệu tập lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức đại hội lần thứ nhất.

Cổ đông SMCBC cho rằng,  điểm quan trọng của ĐHCĐ bất thường là giải quyết các vấn đề thuộc năm tài chính 2019 đã bị trì hoãn trong thời gian dài.

Khi giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tài chính 2019 mới xem xét tới các vấn đề của năm 2020 và nhiệm kỳ hội đồng quản trị 2020 – 2025.

Trước khi ĐHCĐ thường niên diễn ra mấy ngày, Eximbank bất ngờ gửi thông báo thay Chủ tịch HĐQT. 

Theo đó, ông Yasuhiro Saitoh lên giữ vị trí này thay cho ông Cao Xuân Ninh có đơn từ nhiệm. Việc ông Yasuhiro Saitoh lên ghế Chủ tịch Eximbank khiến nhiều người liên tưởng đến việc ông Saitoh là người đại diện cho nhóm cổ đông chiến lược nước ngoài tại Eximbank là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), cổ đông Nhật nắm 15% vốn tại ngân hàng này.

Trước đó, SMBC cũng từng đề cử ông Yasuhiro Saitoh tham gia vào HĐQT Eximbank vào năm 2015.

Tuy nhiên, trong văn bản yêu cầu Eximbank họp cổ đông bất thường, SMBC đã đề cập tới 2 vấn đề cần thảo luận là yêu cầu bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh và giảm số lượng thành viên, bỏ phiếu tín nhiệm đối với HĐQT. 

Tháng 5/2019, SMBC đã có thông báo gửi đến Eximbank khẳng định, kể từ ngày 18/5/2019, ông Yasuhiro Saitoh không phải là một viên chức, nhân viên, người được ủy quyền hay đại diện của SMBC với tư cách là thành viên HĐQT hoặc một chức vụ nào khác tại Eximbank.

Văn bản của SMBC gửi HĐQT Eximbank cũng nêu rõ, để tránh hiểu nhầm, ông Yasuhiro Saitoh không phải là đại diện hoặc người được ủy nhiệm và không được trao quyền hành động thay mặt cho SMBC.

Tin bài liên quan