Phần lớn các DN đều theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá, khiến cạnh tranh trong ngành thép cán nóng ngày càng khốc liệt hơn.
Giảm chi phí, chìa khóa cạnh tranh
Thay vì chỉ tập trung vào cán thép, xu hướng phổ biến hiện nay là các DN trong ngành thép cán nóng thực hiện tích hợp dọc, đầu tư lên thượng nguồn để tiết giảm chi phí. Mô hình tích hợp dọc thông qua việc tự chủ sản xuất phôi thép và thậm chí là khai quặng sẽ giúp tiết giảm chi phí so với việc nhập khẩu phôi thép, đặc biệt trong bối cảnh giá phôi thép nhập khẩu tăng và tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, mô hình tích hợp dọc thông qua việc xây dựng những khu liên hợp gang thép, khi luyện phôi thép ở thể nóng chảy có thể được chuyển sang cán trực tiếp giúp giảm chi phí năng lượng, trong khi các DN cán thép đơn lẻ buộc phải chi phí năng lượng cao để nấu chảy phôi trước khi cán thép.
Trong ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) và Tập đoàn Hoà Phát (HPG) có mô hình tích hợp dọc hoàn chỉnh, tích hợp từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép và phân phối thép. Thép Việt Ý, Thép Pomina, Thép Dana-Ý tích hợp ngược từ khâu cán thép với khâu luyện phôi thép. Thép Sông Hồng, Thép Bắc Việt chỉ đầu tư vào khâu cán thép. Nam Vang, SMC tập trung vào khâu phân phối các sản phẩm thép.
Tiềm lực tài chính sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc tạo lập lợi thế cạnh tranh cho các DN ngành thép. Công ty nào tiềm lực tài chính mỏng, đuối sức trong cuộc chạy đua này sẽ dần bị loại khỏi thị trường. Điều này khiến xu hướng tập trung hóa trong ngành thép ngày càng rõ rệt. Năm 2012, 5 công ty lớn nhất trong ngành nắm giữ 58,6% tổng thị phần của ngành, tăng so với mức 57,2% của năm 2011.
Thế chân vạc trong ngành thép cán nóng
Hiện ba công ty có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành đang hình thành nên thế chân vạc trên thị trường thép Việt
Bảng 2: Tình hình tài chính của các công ty trong ngành (đơn vị: tỷ đồng)
STT
|
Tên Công ty
|
Tổng tài sản 2012
|
Vốn chủ sở hữu 2012
|
Doanh thu thuần năm 2012
|
Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 2012
|
1
|
Tổng CTCP Thép Việt
|
25.325
|
6.385
|
29.090
|
-377
|
2
|
CTCP Thép Pomina
|
8.805
|
2.585
|
11.748
|
5
|
3
|
Tập đoàn HPG
|
19.016
|
8.085
|
16.827
|
994
|
4
|
CTCP Thép Việt Ý
|
2.814
|
658
|
3.874
|
-18
|
5
|
CTCP Thép Dana Ý
|
1.587
|
360
|
1.218
|
13
|
6
|
CTCP Thép Bắc Việt
|
478
|
86
|
532
|
-37
|
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty
Xét về quy mô tài sản và doanh thu, VNS đang chiếm giữ vị trí đầu ngành, đứng ở vị trí tiếp theo là HPG và Pomina. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô lợi nhuận sau thuế thì HPG hoạt động hiệu quả nhất trong ngành, đứng thứ hai là Pomina. Năm 2012, trong bối cảnh khó khăn của ngành thép, HPG vẫn đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 12%. Còn Pomina do năm 2012 mới đưa vào hoạt động nhà máy luyện phôi thép quy mô lớn, nên chi phí khấu hao và lãi vay cao, nên tạm thời ROE của Công ty giảm xuống. Tiềm lực tài chính trong giai đoạn này của HPG và Pomina đã gia tăng đáng kể, chủ yếu từ việc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư tăng vốn chủ sở hữu.
VNS có tỷ suất lợi nhuận thấp, tích tụ vốn chậm và đang mất dần lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ chủ yếu. Giai đoạn 2008 - 2012, hệ số ROE của VNS đạt cao nhất chỉ ở mức 7% (vào năm 2010), thậm chí âm 6% năm 2012. Điều này khiến cho khả năng tích tụ vốn bị hạn chế và phải phụ thuộc lớn vào vay nợ ngân hàng trong việc đáp ứng các nhu cầu đầu tư mới.
So với HPG và Pomina, VNS có tỷ lệ giá thành toàn bộ trên doanh thu thuần cao nhất và chưa có dấu hiệu cải thiện. Chính chi phí cao đã ăn mòn doanh thu và khiến lợi nhuận của Tổng công ty ở mức thấp. Điều này phản ánh những hạn chế về quản lý chi phí của VNS so với hai đối thủ chính.
Trong khi xu hướng chung trong ngành là hình thành các liên hợp công nghiệp thép tập trung, có quy mô lớn để tiết kiệm chi phí thì VNS lại duy trì một số nhà máy thép tại miền
HPG và Pomina đang cho thấy, họ thực thi chiến lược cạnh tranh khá hiệu quả. Với sự tăng trưởng cao và hiệu quả ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng, HPG đang có sự lớn mạnh không ngừng về quy mô và có thể trong tương lai gần sẽ vượt qua VNS, để trở thành tập đoàn lớn nhất của ngành thép cán nóng.
Bảng 1: Thị phần của các DN thép lớn trong ngành
Công ty
|
Công suất thiết kế hiện tại (ngàn tấn)
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
||
Sản lượng sản xuất (ngàn tấn)
|
Thị phần (%)
|
Sản lượng sản xuất (ngàn tấn)
|
Thị phần (%)
|
||
Pomina
|
1,100
|
755
|
15.6%
|
686
|
15,6%
|
Hoà Phát
|
650
|
654
|
13.3%
|
621
|
13,7%
|
Thái Nguyên
|
600
|
611
|
12.3%
|
540
|
11,5%
|
VNS
|
450
|
392
|
8.2%
|
392
|
8,8%
|
Vinakyoei
|
400
|
383
|
7.8%
|
400
|
9,0%
|
Tổng 5 công ty
|
3,200
|
2,795
|
57.2%
|
2.639
|
58,6%
|
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 Tập đoàn HPG