Du lịch Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi. Ảnh: Thành Nguyễn.

Du lịch Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương đang “rơi lại phía sau”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Colliers, dù ngành du lịch thế giới đang bật dậy mạnh mẽ, nhưng với những gì đã “thể hiện” trong quý I/2023, du lịch châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực duy nhất “rơi lại phía sau” xu hướng chung.

Cụ thể, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngành du lịch thế giới đang bật dậy mạnh mẽ với lượng khách quốc tế trong quý I/2023 khi đạt 80% mức trước dịch. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hiệu quả hoạt động chỉ đạt 54%.

Theo Cập nhật xu hướng ngành du lịch quý I/2023 của Colliers, ngành du lịch sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2023, kéo theo nhu cầu khách sạn trên toàn khu vực gia tăng và các chỉ số công suất phòng, giá bán phòng trung bình mỗi ngày (ADR) và doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) tiếp tục cải thiện.

Riêng với Việt Nam, ngành du lịch cũng không “thoát ra” được tình cảnh chung của bức tranh khu vực. Theo Colliers, dù đã khôi phục đường bay quốc tế từ tháng 3/2022, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia có lượng khách quốc tế thấp nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái. Lượt khách quốc tế năm 2022 vẫn thấp hơn 5 lần so với 2019, dù họ lưu trú và chi tiêu hơn gấp đôi khách nội địa. Trong ba tháng đầu năm 2023, lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,7 triệu, bằng 1/3 mục tiêu quốc gia (8 triệu) và ít hơn một nửa lượt khách của Thái Lan (6,15 triệu). Chưa kể, cán cân inbound – outbound cũng trở nên mất cân bằng khi ngày càng nhiều người Việt chọn đi du lịch nước ngoài vì giá vé máy bay thấp hơn và thuận tiện hơn.

Không chỉ do thiếu nguồn khách Trung Quốc, hiện tượng du lịch Việt Nam “đi trước về sau” các nước láng giềng thực tế đã được tranh luận nhiều từ trước đại dịch. Năm 2019, tỷ lệ khách quay lại Việt Nam (10%) thấp hơn nhiều so với Thái Lan (82%) và Singapore (89%). Con số này tiếp tục giảm xuống còn 5% vào năm 2022. Ngoài việc quá phụ thuộc vào một số nguồn khách nhất định (như Nga, Trung Quốc), nguyên nhân chính còn nằm ở chính sách visa và các điểm nghẽn cố hữu trong ngành như hạ tầng giao thông và du lịch chưa đồng bộ, thiếu sự đa dạng và định vị khác biệt, hoạt động quảng bá điểm đến quốc tế chưa hiệu quả, và tình trạng thiếu nhân lực hậu đại dịch.

Tin bài liên quan