Ngân sách 2021 chi bao nhiêu cho phòng, chống Covid-19, thiên tai?

0:00 / 0:00
0:00

Chiều 13/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2021 với 93,15% đại biểu tán thành.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ việc bố trí và cân đối ngân sách cho phòng chống đại dịch Covid-19.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ việc bố trí và cân đối ngân sách cho phòng chống đại dịch Covid-19.

Năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) trình Quốc hội dự kiến bố trí 34,5 nghìn tỷ đồng dự phòng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng dự trữ quốc gia để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trong điều hành như phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh...

Theo nghị quyết, tổng số thu ngân sách trung ương là 739.401 tỷ đồng, tổng số thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng.

Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.058.271 tỷ đồng, trong đó dự toán 350.804 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Làm rõ việc bố trí và cân đối ngân sách cho phòng chống Đại dịch Covid-19.

Báo cáo tiếp thu, giải trình trước khi đại biểu bấm nút, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ việc bố trí và cân đối ngân sách cho phòng chống đại dịch Covid-19.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, dự toán NSNN năm 2020 đã bố trí 37,4 nghìn tỷ đồng dự phòng NSNN; 100 tỷ đồng bổ sung quỹ dự trữ tài chính; 1.200 tỷ đồng chi dự trữ quốc gia và khoảng 90 tỷ đồng kinh phí thực hiện các hoạt động chỉ đạo tuyến về phòng chống dịch. Do vậy, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, NSTW và ngân sách các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực bố trí trong dự toán và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện chi cho phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, do mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, U Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép huy động cả nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2019 (20 nghìn tỷ đồng) để đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho các địa phương phòng, chống đại dịch Covid-19 và hỗ trợ khó khăn cho người dân và người lao động trong các doanh nghiệp.

Với năm 2021, ngoài những khoản đã nêu ở đầu bài viết, dự toán NSTW còn bố trí khoảng 100 tỷ đồng trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Y tế dành cho hoạt động chỉ đạo tuyến về phòng chống dịch bệnh, thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chủ động hơn trong việc dành nguồn lực cho y tế dự phòng, ưu tiên bố trí kinh phí cho y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có phương án bố trí nguồn lực phù hợp để phục vụ cho việc cung cấp vắc-xin phòng, chống dịch.

Quan tâm khắc phục hậu quả thiên tai

Quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị tăng mức phân bổ ngân sách để chi hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tăng hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các địa phương bị bão lũ ở miền Trung; ưu tiên đầu tư, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước tình hình thiên tai từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ kịp thời các địa phương bị thiệt hại về dân sinh và khôi phục cơ sở hạ tầng phát sinh ngoài dự toán từ nguồn dự phòng NSTW, dự trữ của Trung ương và chỉ đạo các địa phương huy động nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai.

Trong năm 2020, để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, NSTW đã hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn; dự kiến hỗ trợ 381,8 tỷ đồng cho 11 địa phương khu vực miền núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, dông lốc, sạt lở cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm. Đối với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây Nguyên trong tháng 10/2020, đã bước đầu bổ sung 500 tỷ đồng cho 5 địa phương miền Trung; NSTW sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với mức tối đa 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng...

Năm 2021, dự toán NSNN đã bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đê điều, hồ đập... sau bão lũ, dự kiến bố trí 34,5 nghìn tỷ đồng dự phòng NSNN để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trên.

Chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công

Tại nghị quyết, Quốc hội cho phép bố trí vốn NSNN năm 2021 để thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ, dự án đầu tư dở dang thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 cần tiếp tục triển khai trong năm 2021 cho đến khi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội quyết định có hiệu lực; đối với một số khoản chi đã có cơ chế, chính sách xác định được nhiệm vụ nhưng chưa có cơ sở tính toán để phân bổ, bố trí cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Nghị quyết nêu rõ Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát, phân bổ cụ thể đúng quy định của pháp luật.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, dự án cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn cho các dự án đã thực hiện thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung cho các dự án có khả năng hoàn thành. Kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định, không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư theo quy định.

Đối với các nhiệm vụ, dự án chưa đủ thủ tục đầu tư tính đến ngày 31/12/2020, cần tiếp tục hoàn thiện, phân bổ sau khi Quốc hội khóa XV quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Yêu cầu nữa của Quốc hội là điều hành kinh phí chi trả chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách trung ương năm 2021 được Quốc hội quyết định. Chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Tin bài liên quan