VietinBank tái cấu trúc để vững mạnh
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank
Năm 2015, VietinBank xác định mục tiêu đổi mới toàn diện, xây dựng VietinBank trở thành ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản tầm cỡ trong khu vực vào năm 2017; chiếm lĩnh thị phần số 1 phân khúc khách hàng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu số 1 ngân hàng bán lẻ; phấn đấu xây dựng, phát triển hệ thống VietinBank ngày càng lớn mạnh hơn, phát triển bền vững hơn trong chặng đường mới.
Cơ cấu toàn diện là cần thiết
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB
Thời gian vừa qua đã chứng kiến những thay đổi mang tính chiến lược và đột phá của các ngân hàng, tất cả đều đang chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển với tầm nhìn và tư duy mới. Từ khởi điểm ý tưởng của Chính phủ và NHNN, qua thời gian bản thân các ngân hàng đều nhận thấy rằng tái cơ cấu toàn diện là cần thiết để tiếp tục tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.
Từ đó, tái cơ cấu trở thành một quá trình tự nguyện, tự nhận thức chứ không chỉ đơn thuần thực hiện theo sức ép từ các cơ quan quản lý. Đây được xem là một nét quan trọng của quá trình tái cơ cấu các ngân hàng trong những năm tiếp theo.
Agribank sẽ là một ngân hàng thương mại hiện đại
Ông Tiết Văn Thành, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Agribank
Để làm được điều đó, Agribank phải đảm bảo tăng trưởng bền vững - an toàn - hiệu quả, nâng cao chất lượng, lành mạnh hóa và cải thiện khả năng tài chính, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên chức, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế.
Có những khó khăn, thách thức mới
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB
Năm 2014, SHB đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc trên mọi mặt, lọt vào TOP 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam (không kể các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước chi phối). Tổng tài sản SHB đạt 169,04 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 17,7%), cho vay khách hàng đạt 104,1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 36,1%), huy động vốn đạt 127,35 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 17,8%), lợi nhuận trên 1.012 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, SHB đã tích cực xử lý nợ xấu, đến cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 2,02%.
Bước sang năm 2015, nền kinh tế xuất hiện những khó khăn, thách thức mới bên cạnh những tồn tại cũ. Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, năm 2015 SHB định hướng: tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong quản lý, điều hành, tập trung quản trị rủi ro, an toàn trong hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, kiện toàn cơ cấu, tổ chức bộ máy, quy chế, quy trình nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm mới có chất lượng phù hợp từng đối tượng khách hàng, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ, từng bước đưa ngân hàng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế
Ngành ngân hàng đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ quan trọng
Ông Phan Huy Khang, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sacombank
Ngành ngân hàng trong năm qua đã thực hiện được nhiều nhiệm vụ quan trọng như: giảm mặt bằng lãi suất, kiểm soát thị trường vàng, đặc biệt đã tạo nên một cơ chế xử lý nợ hiệu quả cho hệ thống ngân hàng…
Và năm 2014 vừa qua cũng là một năm thành công của Sacombank với kết quả kinh doanh tích cực. Trên nền tảng đó, trong năm 2015, Sacombank tiếp tục phát huy thành tích bằng những định hướng kế hoạch mới, cụ thể: tổng tài sản tăng 15%; tổng nguồn vốn huy động tăng 15%, vốn chủ sở hữu tăng 12%, lợi nhuận đạt 3.000 tỷ đồng; đặc biệt, thu SPDV tăng trưởng 20% so với năm 2014.
Đồng thời, Sacombank luôn đồng hành cùng Chính phủ nói chung và NHNN nói riêng trong các chính sách điều hành tiền tệ.
Không thể theo đường ray cũ
Bà Lương Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam A Bank
Với chiến lược đẩy mạnh bán lẻ, Nam A Bank tập trung đẩy mạnh cho vay phân tán. Nhưng để đạt được thành công, Nam A Bank không thể cứ theo một đường ray cũ như trước, mà đòi hỏi phải có sự khác biệt, tức phải tìm được “ngách” riêng trong đẩy mạnh bán lẻ thì mới có thể tồn tại trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Đặc biệt, là khi ngành ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc, giảm số lượng còn khoảng 20 ngân hàng. Chính vì vậy, với những ngân hàng quy mô vừa và nhỏ cũng phải biết mình nên làm gì để có thể tồn tại.
Do đó, điều cần nhất chính là có sự đồng lòng và truyền “lửa” từ cấp lãnh đạo xuống toàn thể cán bộ nhân viên mới có thể thay đổi, đi đến thành công.
HDBank chú trọng 4 chương trình hành động cụ thể
Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank
Phát huy sức mạnh hội nhập, HDBank sau sáp nhập đang khai thác mạnh mẽ khu vực Đồng Nai và Đông Nam Bộ - vốn là thị trường tiềm năng của DaiABank. Còn với HDFinance, sau khi hợp tác với Credit Saison sẽ phát triển sâu dịch vụ tiêu dùng, bán lẻ.
Năm 2016, ACB sẽ có lợi nhuận khoảng 3.000 tỷ đồng
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB
OCB tự tin đứng vững trong top 15 - 20 hệ thống ngân hàng
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB
Tín dụng bất động sản có cơ hội, nhưng cần cẩn trọng
Ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc VietA Bank