“Về chính sách tiền tệ, nên xem xét ổn định tài chính tích cực hơn để ngăn chặn việc đầu tư vào tài sản rủi ro hoặc sử dụng đòn bẩy quá mức khi chính sách tiền tệ được nới lỏng”, BOK cho biết trong một báo cáo.
"Cần phải thảo luận về việc đưa ra một chính sách tiền tệ thận trọng với sự cân nhắc cao hơn về ổn định tài chính, bên cạnh sự ổn định về giá cả", báo cáo cho biết.
Dữ liệu vào tuần trước cho thấy nợ hộ gia đình của Hàn Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 6, tăng tháng thứ ba liên tiếp và là mức lớn nhất trong 21 tháng do nhu cầu vay thế chấp tăng cao.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng nợ hộ gia đình của Hàn Quốc đạt mức 105% tổng sản phẩm quốc nội trong quý IV/2022, cao thứ ba sau Thụy Sĩ và Úc.
BOK cho biết trong báo cáo rằng, rủi ro ổn định tài chính từ nợ hộ gia đình là hạn chế, do tỷ lệ cho vay trên giá trị thấp và tỷ lệ người có thu nhập cao lớn, nhưng điều này đánh dấu những tác động tiêu cực dài hạn đối với tăng trưởng và bất bình đẳng.
Bên cạnh đó, BOK cho biết, các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng hơn trong việc đưa ra các thông tin truyền tải để các hộ gia đình không đánh giá thấp những rủi ro do thay đổi lãi suất.
BOK đã giữ nguyên chính sách tiền tệ kể từ lần tăng lãi suất cuối cùng vào tháng 1 sau khi chiến dịch thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ bắt đầu vào tháng 8/2021 được cho là sẽ kết thúc. Tuy nhiên, tại cuộc họp vào tuần trước, Thống đốc BOK cho biết, hầu hết các thành viên hội đồng quản trị đều để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm nữa.