Có một chiến lược gần như chung nhất đối với hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
Tôi cho rằng, có hai lý do. Thứ nhất, Việt
Theo ông, đâu là những khó khăn và thuận lợi với các ngân hàng khi triển khai các chương trình tăng tốc doanh thu từ dịch vụ?
Khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm nếu thấy thuận tiện và lợi ích. Vì vậy, để có thể gia tăng doanh số dịch vụ thì ngân hàng phải tạo ra được các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, đồng thời phải có được các kênh phân phối hữu hiệu đến số đông khách hàng và duy trì được các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi. Nếu so với các ngân hàng nước ngoài, thì các ngân hàng trong nước có lợi thế hơn về kênh phân phối, cơ sở khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài lại có những lợi thế về công nghệ cũng như khả năng phát triển và quảng bá sản phẩm.
Những dịch vụ, sản phẩm nào sẽ được các ngân hàng tập trung đầu tư và khai thác trong thời gian tới?
Việc phát triển sản phẩm của các NHTM Việt
Với PG Bank, Ngân hàng có định hướng chiến lược tập trung cho mảng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm như thế nào?
PG Bank có thế mạnh về bán lẻ và hiện Ngân hàng đang tập trung phát triển mảng thị trường tiềm năng này. Cùng với việc phát triển kênh bán hàng truyền thống là mạng lưới các chi nhánh, Ngân hàng cũng chú trọng phát triển các kênh phân phối gián tiếp như Internetbanking, mobilebanking và ATM. PG Bank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam liên kết với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phát hành thẻ Flexicard. Ngoài các lợi ích thông thường của thẻ ghi nợ, chủ thẻ được ưu đãi về giá khi mua xăng dầu cũng như thực hiện các chức năng rút tiền, gửi tiền tại hơn 2.000 cửa hàng của Petrolimex trên toàn quốc.
Mới đây, PG Bank cho ra mắt sản phẩm "Tài khoản vàng" và đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng.