Giải thích về Ngân hàng mở: 8 điều cốt yếu
Về cơ bản, Ngân hàng mở là một quy định yêu cầu các ngân hàng chia sẻ dữ liệu tài chính của người tiêu dùng với các nhà cung cấp bên thứ ba được ủy quyền.
Theo Financial Times, năm 2018 là năm của "cuộc cách mạng lặng lẽ" Ngân hàng mở. Cùng với đó là về một bộ quy tắc mới yêu cầu các ngân hàng lớn cho phép khách hàng của họ chia sẻ dữ liệu giao dịch của riêng họ với các bên thứ ba.
Người ta ước tính rằng, các quy định này có thể thúc đẩy nền kinh tế Vương quốc Anh tăng thêm 1 tỷ bảng mỗi năm và 84% công ty dịch vụ tài chính đã đầu tư vào các sản phẩm Ngân hàng mở.
Ngân hàng mở không chỉ là một từ thông dụng trong ngành và - nếu bạn không muốn tụt lại phía sau - điều cần thiết là bạn phải bắt đầu tìm hiểu về nó ngay bây giờ.
Ngân hàng mở không chỉ là một từ thông dụng trong ngành và - nếu bạn không muốn tụt hậu - điều cần thiết là bạn phải bắt đầu tìm hiểu về nó ngay bây giờ.
Để khởi động bạn trên hành trình này, chúng tôi đã chuẩn bị một bài viết giới thiệu để giải thích mô hình mới này và nó sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào.
1. Ngân hàng mở là gì?
Ngân hàng mở là một loạt quy định - được Cơ quan Cạnh tranh và thị trường (CMA) kêu gọi cải cách cách thức mà các ngân hàng thỏa thuận với khách hàng của họ về việc cung cấp thông tin tài chính. Ở châu Âu, nó còn được gọi là Chỉ thị Dịch vụ thanh toán 2 (PSD2).
Với Ngân hàng mở, tất cả các ngân hàng do Vương quốc Anh quản lý giờ đây phải chia sẻ dữ liệu họ có về người tiêu dùng của mình với các nhà cung cấp được ủy quyền của bên thứ ba, ví dụ ứng dụng ngân sách, và các ngân hàng khác.
Điều này bao gồm thói quen chi tiêu, thanh toán thường xuyên và các dịch vụ khách hàng sử dụng.
Việc người dùng cho phép các ứng dụng tiền bạc tiếp cận tài khoản ngân hàng của mình không nhất thiết phải là một ứng dụng mới, song Ngân hàng mở đảm bảo an toàn cho khách hàng khi họ làm như vậy.
2. Ví dụ về Ngân hàng mở
Một ví dụ điển hình về một công ty tận dụng Ngân hàng mở là Công ty khởi nghiệp Sync có trụ sở tại London. Sync mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi cho phép người tiêu dùng quản lý tất cả các tài khoản tài chính của họ từ các ngân hàng khác nhau trong một ứng dụng.
Mặt khác, một ví dụ về cách ngân hàng thúc đẩy Ngân hàng mở là We Bank tích hợp với WeChat - một ứng dụng nhắn tin, truyền thông xã hội và thanh toán di động đa năng của Trung Quốc. Khách hàng thậm chí còn có thể sắp xếp các cuộc hẹn với bác sĩ, gửi tiền và gọi taxi bằng WeChat.
We Bank là ngân hàng kỹ thuật số thuộc sở hữu tư nhân đầu tiên của Trung Quốc. Khi cả hai ứng dụng được Tencent tung ra, We Bank có thể tận dụng quyền truy cập mở rộng vào dữ liệu người tiêu dùng của WeChat để phân tích sở thích, hoạt động, thói quen chi tiêu và giao dịch tài chính của người dùng. Điều này cho phép We Bank ra mắt sản phẩm cho vay vi mô tiêu dùng trực tuyến đầu tiên - Weilidai - theo đó, người sử dụng WeChat có thể đăng ký trực tiếp từ ứng dụng của mình.
3. Những ngân hàng nào tham gia vào Ngân hàng mở?
HSBC, Barclays, Santander, RBS, Bank of Ireland, Allied Irish Bank, Danske, Lloyds, Nationwide.
4. Ngân hàng mở có an toàn?
Trong một khía cạnh, quy định về Ngân hàng mở được cho rằng sẽ tạo những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu.
Và không giống như người tiêu dùng ở Trung Quốc, các cuộc khảo sát hiện tại chỉ ra rằng, phần lớn người tiêu dùng Anh không muốn cung cấp dữ liệu cá nhân.
Phải nói rằng, Ngân hàng mở thực sự không nên là một điều đáng sợ. Những lợi ích mà cả hai bên - ngân hàng và người tiêu dùng - có thể gặt hái được từ việc nắm lấy nó là rất lớn. Hơn nữa, cải cách này không nhất thiết bắt buộc người tiêu dùng phải tham gia.
Trong khi quy định yêu cầu rằng các ngân hàng phải cho phép bên thứ ba truy cập vào thông tin của người tiêu dùng, thì yêu cầu này vẫn có điều kiện theo sự cho phép của người tiêu dùng.
Ngay cả khi người tiêu dùng chọn cho phép công ty bên thứ ba truy cập vào thông tin của người tiêu dùng, quyền đó có thể được rút lại bất cứ lúc nào.
Cho phép truy cập vào thông tin của người tiêu dùng sẽ không phải là một hợp đồng ràng buộc. Ngược lại, Ngân hàng mở được cho là cung cấp cho người tiêu dùng quyền sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của chính họ.
5. Nền tảng của Ngân hàng mở
Như đã nhấn mạnh từ Tiêu chuẩn Ngân hàng mở của Vương quốc Anh, cơ sở hạ tầng của Ngân hàng mở có thể được chia thành 3 trụ cột: Dữ liệu, API và bảo mật.
Dữ liệu: Ba loại dữ liệu chính được đóng, chia sẻ và mở. Ví dụ, chi tiết ngân hàng cá nhân của một cá nhân và chi tiết giao dịch của một công ty sẽ được coi là dữ liệu đóng và chia sẻ.
Tuy nhiên, thông qua API mở, dữ liệu cho biết có thể được cung cấp bởi các ngân hàng. Như đã đề cập trước đây, điều này hoàn toàn theo điều kiện truy cập đã được cấp bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp.
API: Giao diện lập trình ứng dụng đề cập đến một tập hợp các giao thức và quy tắc cho phép 2 ứng dụng kết nối với nhau. Ba loại API được biết đến là công khai, đối tác và nội bộ.
Trong khuôn khổ Ngân hàng mở, các ngân hàng mở API nội bộ, cho phép các bên thứ ba truy cập thông tin tài chính cần thiết để phát triển các ứng dụng và dịch vụ mới.
Bảo vệ: Ngân hàng mở nhằm mục đích cho phép các cá nhân quản lý tiền và thông tin an toàn hơn. Với việc sử dụng API, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc tăng cường bảo mật vì có thể đặt giới hạn về thời gian truy cập, độ dài và phạm vi.
Sự ổn định kỹ thuật cũng được đảm bảo khi các API giảm thiểu vấn đề về sự không thống nhất của hệ thống giữa các giao diện khác nhau.
6. Mục đích của Ngân hàng mở
Một thập kỷ trước, bối cảnh của ngân hàng là vô cùng khác biệt. Mặc dù đóng vị trí không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, nhưng không ai thực sự hiểu ngân hàng hoạt động như thế nào.
Ngoài ra, vấn đề tập trung ngân hàng gây bất lợi cho rủi ro hệ thống và đổi mới sản phẩm - cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là bằng chứng về điều đó.
Do đó, Ngân hàng mở được ra đời nhằm tạo sự cạnh tranh nhiều hơn trong ngành tài chính. Ngoài ra, trước khi có sự giới thiệu cũng như trỗi dậy của các công ty tài chính công nghệ (Fintech).
Hầu hết ngân hàng đã không tạo thêm bất kỳ giá trị thực nào từ dữ liệu người tiêu dùng mở rộng trong kho lưu trữ của mình.
Từ góc độ của doanh nghiệp, Ngân hàng mở có thể là cơ hội để các ngân hàng tăng cường mối quan hệ với người tiêu dùng, cũng như tạo ra nhiều cuộc trao đổi về chi tiêu và lựa chọn quản lý tiền.
Quy định Ngân hàng mở phụ thuộc rất nhiều vào API, đóng vai trò là tài sản quý giá cho các công ty dịch vụ tài chính, vì cho phép họ tăng cường cung cấp dịch vụ, cải thiện sự tham gia của khách hàng và xây dựng các kênh doanh thu kỹ thuật số mới.
Từ góc độ của người tiêu dùng, Ngân hàng mở cho phép người tiêu dùng có quyền kiểm soát và quyền sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của họ. Điều này đặc biệt có liên quan khi nói đến việc tùy biến và cá nhân hóa sản phẩm hoặc dịch vụ.
7. Tại sao Ngân hàng mở lại quan trọng?
“Những công ty mà thay đổi theo hướng tập trung nhiều hơn vào khách hàng, thay vì tập trung vào sản phẩm sẽ trở thành người chiến thắng thực sự ở thị trường mới”, Wayne Brown, lãnh đạo hoạt động Ngân hàng số tại EY và UK nói.
Sự gia tăng của Ngân hàng mở là một tín hiệu của sự chuyển đổi đáng kể trong ngành dịch vụ tài chính, với chất xúc tác chính cho sự chuyển đổi này là những thay đổi trong hành vi và mong đợi của người tiêu dùng.
Với những "kẻ phá bĩnh” như Uber và thanh toán không chạm, chúng ta đang ở trong kỷ nguyên tập trung vào khách hàng.
Người tiêu dùng mong đợi sự tiện lợi hơn, dịch vụ theo yêu cầu nhanh hơn và cá nhân hóa tăng lên. Những yêu cầu này có liên quan mật thiết với ngành tài chính - ngân hàng.
Với Ngân hàng mở, các API công khai giúp tích hợp các tính năng tài chính có thể được cung cấp như một phần của ứng dụng ngân hàng di động.
8. Lợi ích của Ngân hàng mở
Như đã đề cập ở trên, Ngân hàng mở và việc sử dụng API thường xuyên làm tăng các tích hợp và tính năng được cung cấp trong ngân hàng số.
Do đó, người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ việc tăng quyền truy cập mới: Dịch vụ, thông tin chi tiết, các sản phẩm, khả năng cá nhân hóa và tùy biến.
Đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính, lợi ích của Ngân hàng mở cũng không kém. Với sự phụ thuộc của Ngân hàng mở vào các API công khai, các ngân hàng sau đó được yêu cầu chuyển nhiều tài nguyên hơn vào việc xây dựng và củng cố các khả năng API của họ.
Điều này có thể giúp giảm chi phí, tối ưu hóa dịch vụ, giảm thời gian dành cho giao dịch, tăng doanh thu, tạo thuận lợi hơn cho phân tích dữ liệu khách hàng...
Trước đây, khi chưa có Ngân hàng mở và sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng, cá nhân hóa là một câu chuyện đắt đỏ và do đó có sự độc quyền.
Ngay cả khi người tiêu dùng có mong muốn các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa, các ngân hàng vẫn không đủ nguồn lực để cung cấp.
Ngân hàng mở là nền tảng trung gian giúp dân chủ hóa khả năng cá nhân hóa, trong khi vẫn giữ cân bằng chi phí. Với ưu điểm này, các ngân hàng không còn phải lựa chọn giữa cá nhân hóa hay hiệu quả chi phí.
Trên thực tế, một số ngân hàng của Trung Quốc đang đưa việc cá nhân hóa sang bước tiếp theo, bằng cách tận dụng các cổng Ngân hàng mở của họ để xác định lại vai trò của họ đối với người tiêu dùng.
Ví dụ, We Bank chỉ ra cách các tổ chức tài chính hiện có thể định vị mình là công ty công nghệ và đối tác lối sống cho người tiêu dùng.
Tóm lại, tầm quan trọng của Ngân hàng mở là có khả năng cách mạng hóa vai trò của các tổ chức tài chính trong xã hội. Theo sự mở rộng của Ngân hàng mở, bản chất của các mối quan hệ giữa các ngân hàng, khách hàng và đối tác sẽ được xác định lại.
Nền tảng để thay đổi thị trường
Năm 2019, ngành tài chính đã chứng kiến các ngân hàng tham gia vào Ngân hàng mở thông qua việc rót một lượng vốn đáng kinh ngạc để tạo lập, hoặc đầu tư vào nhà phát triển các nền tảng API mà cho phép các nhà cung cấp bên thứ ba tham gia, ví dụ các doanh nghiệp, thương hiệu tiêu dùng, Fintech và nhiều hơn nữa... có thể tham gia vào.
Đơn cử, HSBC và Goldman Sachs nằm trong số các nhà đầu tư của vòng tài trợ 20 triệu USD cho Bud, một công ty khởi nghiệp Ngân hàng mở có trụ sở tại Anh.
Với Bud, các ngân hàng có thể tận dụng nền tảng của họ để tạo ra các ứng dụng và dịch vụ, cho phép người tiêu dùng quản lý liền mạch tất cả các sản phẩm tài chính trong một ứng dụng ngân hàng duy nhất. Do đó, một hệ sinh thái tài chính được tạo ra một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, vào năm 2020, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ bắt đầu ứng dụng các nghiên cứu của mình.
Cụ thể, chuyển từ phát triển hoặc đầu tư vào nền tảng ngân hàng mở sang thực sự sử dụng chúng. Với ý nghĩ đó, các ngân hàng sẽ bắt đầu tạo mối quan hệ đối tác với các ngân hàng, công ty dịch vụ tài chính và nhà cung cấp bên thứ ba khác, dẫn đến một giai đoạn mới của tài chính mở.
Do đó, có sự thay đổi từ nền tảng thị trường. Với sự hợp tác gia tăng dự đoán trong ngành tài chính, các ngân hàng sẽ không còn cung cấp bộ sản phẩm riêng.
Điều này sẽ giúp việc chuyển đổi hiệu quả các ngân hàng trở thành “thị trường”, cung cấp sản phẩm đặc thù từ đề nghị của ngân hàng, tổ chức và nhà cung cấp bên thứ ba khác để khách hàng của họ lựa chọn.
Starling là ví dụ điển hình của những ngân hàng đã vượt qua được "khúc cua". Thay vì tập trung vào việc tạo nên những sản phẩm tài chính của riêng mình, nhà băng này tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ đối tác.
Tính năng Marjetplace của Starling cho phép khách hàng truy cập vào nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính của bên thứ ba, bao gồm các khoản vay bất động sản, lương hưu, bảo hiểm và tiết kiệm
Cho đến gần đây, bất cứ khi nào thảo luận về Ngân hàng mở, các ví dụ được đưa ra, bao gồm các ứng dụng quản lý tiền và các kênh đa ngân hàng.
Tuy nhiên, với việc các ngân hàng đang bừng tỉnh trong cuộc cách mạng của Ngân hàng mở, triển vọng là rộng mở với các tổ chức tài chính trong việc kết hợp Ngân hàng mở với các sáng kiến công nghệ khác để cải thiện hơn nữa trải nghiệm của khách hàng và quá trình thuyết phục khách hàng.
Ví dụ, sự dồi dào của dữ liệu người tiêu dùng sẽ được tích lũy thông qua ngân hàng mở kết hợp với phân tích nâng cao có thể giúp các ngân hàng phát hiện và ngăn chặn gian lận.
Năm 2020, dự kiến cạnh tranh trong ngành tài chính sẽ rất khốc liệt. Hiện tại, nền tảng Ngân hàng mở đã được thành lập, các ngân hàng nếu không đổi mới quản trị rủi ro, sự tổn thất là khó tránh.
Bằng việc cung cấp thêm những khả năng và tăng cường nền tảng API vào các tài khoản sẵn có, Fintech - những kẻ thách thức các nhà băng và nhiều tay chơi khác, chẳng hạn các tổ chức công nghệ lớn, hiện có khả năng đưa mình vào mối quan hệ giữa nhà băng và khách hàng, chiếm lấy những giá trị của các nhà băng và biến ngân hàng trở nên “vô hình”.
Rốt cuộc, không có gì bí mật rằng, các công ty công nghệ quan tâm đến ngành dịch vụ tài chính và các ngân hàng nên cảnh giác cao với điều này.
Đó là vào năm 2019, Apple đã ra mắt thẻ tín dụng đầu tiên của mình, Facebook đã công bố đồng tiền điện tử rriêng Libra và Google dự kiến ra mắt tài khoản ngân hàng tiêu dùng trong năm nay.
Từ góc độ khách hàng, áp lực đổi mới gia tăng này sẽ dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Như vậy, đừng băn khoăn, Ngân hàng mở không phải là điều đáng sợ. Trái lại, nó là một điều tốt cho người tiêu dùng.
Không quên tính đến Covid-19
Đây cũng là một trong những sự cố lớn nhất toàn cầu đã xảy ra kể từ cuộc suy thoái tài chính năm 2008. Do đó, với diễn biến dịch bệnh Covid-19 tiếp tục gia tăng cho đến nay, các biện pháp giãn cách xã hội ngày càng được các chính phủ trên toàn cầu thực hiện.
Vô tình, việc không thể tiến hành kinh doanh trong một không gian vật lý đã dẫn đến một số xu hướng nhất định phát sinh trong ngành tài chính.
Báo cáo “Tác động của dịch Covid-19 đối với thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến giữa doanh nghiệp và khách hàng toàn cầu 2020 (Business to Consumer - B2C)” cho biết, các giao dịch trực tuyến đã tăng đột biến kể từ đầu mùa dịch đến nay.
Người bán hàng cũng đã bắt đầu phát hành hóa đơn trực tuyến, thay vì chỉ hóa đơn giấy như trước đây.
Trong một cuộc thảo luận về sự phát triển của Fintech tại Ngày Giáo dục CFTE, các chuyên gia dự báo rằng, xu hướng gia tăng các giao dịch kỹ thuật số không những không chìm xuống, mà còn tạo nên một giai đoạn mới.
Nói cách khác, sự gia tăng trong thanh toán trực tuyến xuất hiện và ở lại mãi. Công nghệ tài chính trở nên liên quan hơn bao giờ hết.