Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (bìa trái) khẳng định nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn của ngành Ngân hàng.

Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (bìa trái) khẳng định nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn của ngành Ngân hàng.

Ngân hàng 'mở cửa' giúp nông dân dễ dàng tiếp cận tín dụng

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành Ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu hình thức cho vay tín chấp giúp người nông dân tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn, đảm bảo đồng vốn đi đúng địa chỉ và hiệu quả.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân diễn ra ngày 30/12, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn. Chính vì vậy, hiện tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 1/4 dư nợ của cả nền kinh tế.

Mức tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thường xuyên duy trì ở mức cao nhất trong tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 10 - 12% hàng năm, kể cả những năm có dịch hay khó khăn như thời gian qua.

Trăn trở về cơ chế chính sách cho bà con nông dân phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp giá trị cao là câu chuyện mang tính thời sự, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có rất nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vì xác định đây là mặt trận hàng đầu của kinh tế đất nước. Riêng ngành Ngân hàng, đến thời điểm hiện nay có 18 văn bản đồng nghĩa với 18 chính sách trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện và nguồn lực của ngân hàng dành cho nông nghiệp, nông thôn, ông Tú khẳng định đây luôn là lĩnh vực ưu tiên, không có cơ chế giới hạn, hạn chế. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng có cơ chế động viên, khuyến khích, ưu tiên cho các ngân hàng thương mại để hoạt động trong lĩnh vực này.

“Đối với việc tiếp cận tín dụng thì nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên, không có một cơ chế nào hạn chế, thậm chí còn có cơ chế động viên khuyến khích, ưu tiên với các Ngân hàng thương mại để đầu tư lĩnh vực này.”, ông Tú khẳng định.

Còn với vấn đề lãi suất thì phải thực hiện theo quy luật kinh tế thị trường. Các ngân hàng thương mại huy động để cho vay và quyết định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nông nghiệp nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được ưu đãi với mức trần lãi suất được các Ngân hàng thương mại áp dụng không quá 4%/năm.

Về tài sản đảm bảo, các cơ chế chính sách đã nêu rõ không phải tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo mà có thể bằng tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai… Bởi tất cả những điều này đã được quy định cụ thể, tuy nhiên sử dụng hình thức nào thì do Ngân hàng thương mại và người vay thỏa thuận, cần phải có sự phối hợp đồng bộ cả hai phía, để có hình thức vay phù hợp.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị về phía ngành Ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu hình thức cho vay tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai nhiều hơn để hỗ trợ cho người nông dân. Nếu người nông dân có vốn thì có thể giàu lên và ngược lại. Chính vì vậy, ngân hàng phải linh hoạt giúp người nông dân tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn, nhưng đảm bảo đồng vốn đi đúng địa chỉ và hiệu quả.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của địa phương trong việc hỗ trợ người dân giải quyết khó khăn từ cơ sở, nắm được chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước. Đồng thời, phải phát huy và nâng cao vai trò của các quỹ hỗ trợ người nông dân…

Về vấn đề lãi suất, nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên được ưu đãi lãi suất đầu tiên, mức cho vay khống chế trần tối đa các ngân hàng thương mại phải thực hiện.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho nông dân ngay tại cấp cơ sở, làm sao để nông dân hiểu và chấp hành tốt quy định của ngân hàng.

Về tiếp cận tín dụng, cần nghiên cứu tín chấp cho nông dân, linh hoạt trong tiếp cận vốn cho nông dân. Trong đó, tăng cường tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai. Các ngân hàng cần có đánh giá, khai thác yếu tố phù hợp với tâm lý, truyền thống của người nông dân là thật thà, chất phác, lam lũ để đưa ra tín dụng phù hợp, giúp nông dân phát triển sản phẩm nông nghiệp phù hợp hơn.

Thủ tướng yêu cầu các quỹ hỗ trợ nông dân như quỹ khoa học công nghệ cần được mở rộng tiêu chuẩn, điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân, nhà khoa học vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cần có chính sách để nông dân tiếp cận thuận lợi hơn với tín dụng, đúng địa chỉ, kịp thời, đúng thời điểm.

Tin bài liên quan