Ảnh Internet

Ảnh Internet

Ngân hàng cần lưu ý khi đưa ra mức phạt lãi chậm trả

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù pháp lý quy định ngân hàng không được phạt lãi chậm trả nhưng vẫn có trường hợp yêu cầu phạt hàng chục tỷ đồng.

Mới đây, TAND TP Hải Phòng xem xét vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB và Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc.

Chuyển giao hợp đồng bất thành

Theo hồ sơ, từ năm 2008, Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng cấp hạn mức 141 tỷ đồng cho Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn để đầu tư mới 2 tàu vận tải biển trọng tải 5.300 tấn. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai của dự án gồm tàu Thái Sơn 18 và Thái Sơn 28.

Tính đến ngày 15/12/2016, Ngân hàng đã giải ngân số tiền 60 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện dự án tàu Thái Sơn 28, Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn gặp khó khăn về năng lực và tài chính. Do có quan hệ làm ăn, công ty này đã thỏa thuận bàn giao tàu Thái Sơn 28 cho Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc.

Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc nhận nguyên trạng tài sản là tàu Thái Sơn 28 đang đóng dở và kế thừa khoản vay tín dụng của Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn tại Ngân hàng.

Sau đó, Ngân hàng và Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc ký hợp đồng kế thừa quyền, nghĩa vụ tín dụng của Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn. Theo đó, tổng số vốn vay tối đa để đầu tư tàu Thái Sơn 28 là 72,1 tỷ đồng; trong đó số vốn đã giải ngân là 60 tỷ đồng, số tiền chưa giải ngân là 12,1 tỷ đồng.

Tính đến ngày 15/12/2016, dư nợ còn lại là 120,8 tỷ đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ tín dụng, Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc đã không trả nợ cho ngân hàng.

Ngân hàng khởi kiện, đề nghị Tòa án buộc Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc phải trả số tiền tạm tính đến ngày 17/3/2021 là 197,4 tỷ đồng bao gồm nợ gốc và lãi.

Quá trình giải quyết tại Tòa án, Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc cho biết, do kinh tế suy thoái, Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn không có khả năng đầu tư hoàn thiện và tàu Thái Sơn 28 dừng thi công từ năm 2010 cho đến thời điểm chuyển giao cho Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc vào năm 2016. Do Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc không có khả năng thanh toán, nên muốn chuyển giao tàu Thái Sơn 28 để gán nợ.

Thực tế, Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc mới nhận bàn giao tài sản là tàu Thái Sơn 28, nhưng tàu Thái Sơn 28 chưa được ngân hàng giải chấp nên Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn không thể chuyển quyền sở hữu tàu Thái Sơn 28.

Tàu Thái Sơn 28 chưa thực hiện việc xóa tên, chưa xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký tàu biển và tại Ngân hàng, chưa chuyển giao thiết kế, có nghĩa tàu Thái Sơn 28 vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn và đang là tài sản thế chấp của công ty này đối với ngân hàng. Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc chưa nhận tiền vay nên không có trách nhiệm trả nợ.

Vụ việc đã được giải quyết ở tòa án cấp sơ thẩm nhưng cả hai bên đều kháng cáo.

Tại cấp phúc thẩm, tòa phúc thẩm cho rằng, hợp đồng kế thừa quyền, nghĩa vụ tín dụng được ký kết bởi Ngân hàng và Công ty cổ phần Đóng tàu Biển Bắc, không có sự tham gia của Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn. Tàu Thái Sơn 28 được bàn giao hiện trạng nhưng lại không được chuyển giao quyền sở hữu. Thủ tục chuyển giao tàu Thái Sơn 28 giữa hai công ty chưa đảm bảo về mặt pháp lý: chưa thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu, thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm. Tòa án xác định Hợp đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ số 01 vô hiệu, buộc Công ty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng số tiền 139,3 tỷ đồng gồm nợ gốc và lãi.

Trường hợp công ty không trả được nợ hoặc trả không đủ, ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đã thế chấp là Tàu Thái Sơn 28.

Không chấp nhận phạt lãi chậm trả

Trong vụ án này, ngân hàng yêu cầu tính lãi phạt chậm trả là hơn 58 tỷ đồng.

Tòa án phúc thẩm xác định, việc tính lãi phạt trên lãi chậm trả là không đúng với khoản 4, Điều 13, Điều 34 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và Nghị quyết 01/2019 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.

Tin bài liên quan