Như vậy, nỗi lo về việc Nga sẽ can thiệp quân sự vào Ukraine đã phân nào được dỡ bỏ sau thông tin khiến giới đầu tư “xanh mặt” do NATO đưa ra trước đó là Nga dồn 20.000 quân cùng các thiết bị quân sự và chiến đấu cơ sát biên giới với Ukraine, động thái cho thấy Matxcơva có thể can thiệp vào tình hình Ukraine.
Đây được coi là điểm nóng đáng chú ý nhất của giới đầu tư toàn cầu trong thời điểm hiện nay. Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza dù sao cũng chỉ là cuộc chiến cục bộ, ít có khả năng lan rộng ra cả khu vực. Trong khi đó, giới đầu tư cũng không quá lo ngại về việc Mỹ không kích Iraq, nhắm vào phiến quân hồi giáo dòng Sunni tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền Bắc Iraq.
Vì vậy, khi ngòi nổ Nga - Ukraine được tháo gỡ tạm thời, giới đầu tư đã thở phào nhẹ nhõm và trở lại với thị trường chứng khoán.
Kết thúc phiên 8/8, chỉ số Dow Jones tăng 185,66 điểm (+1,13%), lên 16.553,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,02 điểm (+1,15%), lên 1.931,59 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 35,93 điểm (+0,83%), lên 4.370,90 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,37%, chỉ số S&P 500 tăng 0,33% và chỉ số Nasdaq tăng 0,42%.
Trong khi chứng khoán Mỹ hồi phục trở lại, thì chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm khi giới đầu tư châu Âu có nhiều điểm để lo hơn phố Wall. Đầu tiên là những nỗi lo chung như cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, xung đột tại Dải Gaza, Mỹ không kích phiến quân hồi giáo ở Iraq, khả năng Mỹ thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, chứng khoán châu Âu còn chịu tác động bởi các lệnh trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây. Các cổ phiếu hàng không châu Âu cũng giảm mạnh do lo ngại khả năng Nga sẽ đóng cửa không phận, không cho các máy bay của các hãng hàng không thương mại thuộc EU quá cảnh.
Kết thúc phiên 8/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 30,01 điểm (-0,45%), xuống 6.567,36 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 29,65 điểm (-0,33%), xuống 9.009,32 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 2,02 điểm (-0,05%), xuống 4.147,81 điểm. Trong tuần, chỉ số FTSE 100 giảm 1,67%, chỉ số DAX giảm 2,18%, chỉ số CAC 40 giảm 1,31%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản có phiên lao dốc không phanh với mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 tháng, xuống mức thấp nhất 2 tháng trong phiên cuối tuần. Căng thẳng chính trị giữa Nga và phương Tây, cùng cuộc xung đột ở Trung Đông và mới nhất là việc Mỹ không kích Iraq khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản hoảng sợ.
Kết thúc phiên 8/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 454,00 điểm (-2,98%), xuống 14.778,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 56,15 điểm (-0,23%), xuống 24.331,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 6,76 điểm (+0,31%), lên 2.194,42 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 4,80%, chỉ số Hang Seng giảm 0,82%, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,42%.
Căng thẳng Nga - Ukraine được tháo gỡ khiến vai trò trú ẩn an toàn của vàng cũng giảm bớt và giá kim loại quý quay đầu giảm nhẹ trở lại sau 2 phiên tăng mạnh. Với 2 phiên tăng mạnh hôm thứ Tư và thứ Năm, giá vàng đã lấy lại được tuần tăng giá. Tuần tăng giá này của giá vàng trái ngược với dự đoán của giới phân tích khi cuộc thăm dò cuối tuần trước cho thấy 50% số người được hỏi là những đại lý lớn, môi giới, nhà phân tích vàng uy tín dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục giảm trong tuần này, trong khi 33,33% số người cho rằng kim loại quý này sẽ tăng trở lại.
Kết thúc phiên 8/8, giá vàng giao ngay giảm 3,9 USD (-0,3%), xuống 1.309,10 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 1,5 USD (-0,11%), xuống 1.311,0 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 1,15%, giá vàng giao tháng 12 tăng 1,25%.
Trong cuộc thăm dò tuần này của kitco, có 18 người cho rằng, giá vàng sẽ tăng, chiếm 66,7%, trong khi số người dự đoán giá giảm chỉ có 6 người, chiếm 22,% và 3 người dự đoán giá sẽ đi ngang.
Trên thị trường nhiên liệu, giá dầu thô Mỹ tiếp tục giá phiên thứ 2 liên tiếp, nhưng không tránh khỏi được tuần giảm tiếp theo. Trong khi dù giảm phiên cuối tuần, nhưng nhờ phiên tăng mạnh hôm thứ Năm.
Kết thúc phiên 8/8, giá dầu thô Mỹ tăng 0,31 USD (+0,32%), lên 97,65 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,42 USD (-0,40%), xuống 105,02 USD/thùng. Trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 0,23%, giá dầu thô Brent tăng 0,17%.