Nếu điều tiết giá khí, lợi nhuận của GAS sẽ thế nào?

Nếu điều tiết giá khí, lợi nhuận của GAS sẽ thế nào?

(ĐTCK) Với quan điểm cho rằng, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) có lợi nhuận lớn là do lợi thế độc quyền từ nguồn lợi tài nguyên của đất nước, đồng thời do hiện nay GAS đa trở thành công ty cổ phần, lợi nhuận phải chia cho các cổ đông đại chúng, từ năm 2013, không ít ý kiến cho rằng, Nhà nước cần thực hiện điều tiết giá khí tại GAS và câu chuyện này đến nay vẫn là chủ đề thời sự.

Lợi nhuận có thể giảm hàng nghìn tỷ đồng

Theo Luật Dầu khí, các nguồn khí thiên nhiên đang khai thác ở Việt Nam đều phải có sự hợp tác với Tập đoan Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong khâu phân phối. Bởi vậy, giá khí hiện nay bán đến hộ tiêu dùng thực hiện qua 3 công đoạn: chủ mỏ bán khí cho PVN; PVN bán khí cho GAS; GAS bán cho các hộ tiêu thụ như điện, phân đạm... Trên thực tế, GAS được ủy quyền thực hiện các hoạt động mua vào, bán ra từ gốc đến ngọn.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, có 3 nguồn cung cấp khí bao gồm khí bể Malay - Thổ Chu, bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Nguồn lợi nhuận của GAS đến chủ yếu từ hoạt động kinh doanh khí được hình thành từ khí bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Trong cơ cấu lợi nhuận của GAS, tỷ trọng lợi nhuận từ kinh doanh khí chiếm gần như tuyệt đối. Cụ thể, theo BCTC năm 2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 14.447 tỷ đồng/15.582 tỷ đồng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Trong vài năm trở lại đây, GAS có lợi nhuận lớn được cho là do GAS được độc quyền mua khí với giá thấp và bán với giá cao, chênh lệch đầu vào - ra theo một tính toán của Bộ Tai chính lên tới gần 1 USD/triệu BTU.

GAS đang là công ty cổ phần và đã niêm yết cổ phiếu, quy định hiện hành chưa có cơ sở để Chính phủ điều tiết khoản lợi nhuận từ GAS, do đó, theo Bộ Tài chính, phần lợi nhuận lớn trên

sẽ thuộc về các cổ đông và như vậy, nhiều tổ chức cá nhân đã được lợi lớn từ việc Nhà nước cho phép tham gia hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, có hiệu suất sinh lời cao.

Bộ Tài chính từng đưa ra quan điểm, cần yêu cầu PVN điều chỉnh tăng mức giá khí PVN bán cho GAS tại mỏ Cửu Long. Mức tăng có thể theo mức giá PVN bán cho GAS để bán cho Đạm Phú Mỹ (theo giá thị trường, là giá khí miệng giếng được xác định bằng 46% MFO, trong đó MFO là giá dầu FO trung bình tháng tại thị trường Singapore theo Tạp chí Platt’s). Nếu điều này được thực hiện, đồng nghĩa với giá khí bể Cửu Long PVN bán cho GAS tăng hơn 100% so với mức áp dụng. Điều này hiển nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của GAS.

Đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đưa thêm một số kiến nghị như GAS nộp tiền ngân sách nhà nước từ tiền khí mỏ Bạch Hổ. PVN hạch toán riêng kết quả từ hoạt động kinh doanh khí, kết quả từ hoạt động tham gia góp vốn tại GAS (hiện PVN sở hữu 96,72% cổ phần tại GAS) để thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp va nộp tiền ngân sách... Nếu những đề xuất trên được thực hiện, ngân sách nhà nước có thể tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.

Đề án ngành công nghiệp khí: GAS bớt quyền?

Theo Dự thảo Đề án mô hinh ngành công nghiệp khí và cơ chế giá bán khí thị trường do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên khí, Bộ Công Thương là cơ quan điều tiết khí. Áp dụng mô hinh thị trường “một người mua buôn duy nhất” đến năm

2025; trong đó, PVN là đơn vị duy nhất được tiến hành ký kết các hợp đồng mua khí với chủ mỏ; từng bước phát triển ngành khí theo mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn sau năm 2025. GAS thực hiện các hoạt động dịch vụ về khí thông qua các hợp đồng kinh tế.

Cũng trong đề án nay, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ quy định, PVN trực tiếp ký hợp đồng mua bán khí với các chủ mỏ và hợp đồng vận chuyển khí (nếu có) với chủ đường ống. Đối với

các hợp đồng GAS đã đứng tên mua khí từ chủ mỏ và bán trực tiếp cho các hộ tiêu thụ được giữ nguyên cho đến khi hoàn thành. PVN trực tiếp bán khí cho các khách hàng lớn của nền kinh tế gồm điện, đạm, hóa dầu va GAS. PVN ký với GAS hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển khí… hoặc hợp đồng ủy quyền/ủy thác để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của PVN trong các hợp đồng mua bán/thu gom, vận chuyển khí hoặc các hợp đồng có liên quan. Đề án cũng nhấn mạnh, GAS tập trung quản lý, vận hành các công trinh đường ống, nhà máy xử lý khí hiện hữu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp khí; kinh doanh bán khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp.

Đề án trên được Bộ Công thương xây dựng từ năm 2013, hiện vẫn trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, với những nội dung được đưa ra trong dự thảo, PVN có thể không con quyền “khoán” toàn bộ việc mua - bán khí cho GAS như hiện nay, đồng nghĩa với việc GAS khó có thể duy trì quyền được mua khí giá thấp. Nếu vậy, lợi thế độc quyền của GAS sẽ bị ảnh hưởng và đây la một loạt rủi ro chưa xuất hiện, nhưng không thể không tính tới với các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của GAS.

Tin bài liên quan