Mặc dù gián đoạn sản xuất được dự đoán diễn ra rất ngắn nhưng phải mất rất nhiều thời gian để nền kinh tế khôi phục lại. Ngay cả khi đang áp dụng những chính sách kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng có, GDP các quốc gia vẫn khó có thể quay lại xu hướng trước khủng hoảng ít nhất đến năm 2022.
Đây là khoảng thời gian tương tự như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỉ trước, mặc dù sự phục hồi còn chậm chạp hơn các nhà kinh tế dự báo. Các nhà kinh tế nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn của các nhà hoạch định chính sách đưa ra là những biện pháp kích thích để vực dậy nền kinh tế nhưng tránh mở cửa lại quá sớm và khiến virus quay trở lại.
Theo ông Catherine Mann, nhà kinh tế trưởng của Citigroup, nền kinh tế vận động tích cực khi các doanh nghiệp có niềm tin trở lại vào kinh doanh và người lao động quay lại với công việc là yếu tố quan trọng trong nửa cuối năm 2021.
Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase & Co. đưa ra tổng sản lượng bị mất ở mức 5,5 nghìn tỷ USD hoặc gần 8% GDP vào cuối năm tới. Trong đó, chỉ riêng chi phí cho các nền kinh tế phát triển sẽ tương tự như những gì đã chứng kiến trong các cuộc suy thoái năm 2008-2009 và 1974-1975.
Bảng dự đoán JPMorgan về virus có thể làm sản lượng thế giới mất 5,5 nghìn tỷ USD
Morgan Stanley cho rằng, mặc dù đưa ra những chính sách mạnh mẽ, nhưng phải đến quý III/2021 thì GDP ở các quốc gia phát triển mới có thể quay trở lại như thời điểm trước khi có virus.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) trong ngày thứ Tư (8/4) đã đưa ra nhận định rằng, đại dịch có thể gây ra sự sụp đổ sâu hơn của dòng chảy thương mại quốc tế hơn bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ hậu chiến. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự kiến sẽ công bố dự báo mới nhất của mình vào cuộc họp trực tuyến trong tuần tới.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Bloomberg - Dan Hanson, nền kinh tế toàn cầu đang thu hẹp và đang mất mát nhanh hơn so với những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính.
Nhiều con số đang thể hiện sự khủng hoảng như số người tử vong do virus, số doanh nghiệp không có lợi nhuận và buộc phải đóng cửa, hàng triệu người lao động mất việc làm. "Trong tuần này có hơn 1 tỷ người lao động có nguy cơ bị cắt giảm lương hoặc mất việc", Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết.
Đặc biệt, theo Amlan Roy, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách vĩ mô toàn cầu tại State Street Global Advisors, nếu không có sự phối hợp giữa các quốc gia trên toàn cầu với nhau, các thị trường mới nổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục kinh tế.
Đồng thời, ông Amlan Roy cũng nhận định, nếu các thị trường mới nổi không thể dứt ra được tới tháng 6/2020 thì suy thoái kinh tế tại các quốc gia này có thể dẫn đến kéo dài nhiều năm giống như các cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997.
Hậu quả mà đại dịch để lại chúng ta có thể cảm nhận trong một thời gian rất dài. Theo nghiên cứu từ Đại học California, sự bùng phát virus đã dẫn đến xu hướng cắt giảm tiền lương và hạn chế đầu tư lớn nhất trong một thập kỉ.
Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Berenberg lưu ý rằng, các chính phủ có thể cần phải tiếp tục hạn chế việc đi lại vào cuối năm 2020 hoặc 2021 để ngăn chặn đại dịch tái diễn. Đồng thời, các Chính phủ vẫn phải tiếp tục sử dụng những chính sách kích thích để hỗ trợ cho đà hồi phục.