Nền kinh tế Mỹ đẩy lùi nỗi lo suy thoái kinh tế sau dữ liệu sửa đổi được công bố

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các bản sửa đổi dữ liệu kinh tế quý I được công bố vào thứ Năm (25/5) cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ban đầu mặc dù lạm phát cao hơn so với ghi nhận ban đầu.
Nền kinh tế Mỹ đẩy lùi nỗi lo suy thoái kinh tế sau dữ liệu sửa đổi được công bố

Về thị trường lao động, các bản sửa đổi một phần do dữ liệu gian lận ở Massachusetts cho thấy số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp không cao như dự đoán trước đây.

Cụ thể, dữ liệu sửa đổi cho thấy GDP nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 1,3% trong quý I so với mức tăng trưởng 1,1% được công bố trước đó. Trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần từ ngày 14/5 đến 20/5 đạt 229.000 hồ sơ, thấp hơn các nhà kinh tế đã mong đợi ở mức 245.000 hồ sơ.

Kết hợp lại, các dữ liệu thêm đã cho thấy rằng dữ liệu kinh tế hiện tại không phù hợp với sự bi quan của một số nhà kinh tế cảnh báo về suy thoái kinh tế.

Rick Rieder, Giám đốc đầu tư của Blackrock cho biết: “Lập luận rằng chúng ta chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái là không rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát có thể giảm đủ để đạt được mục tiêu hay không, và đó là điều chưa rõ ràng vào thời điểm này.”

“Sự kết hợp giữa tăng trưởng mạnh hơn và lạm phát mạnh hơn trong quý I khiến nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất hơn nữa khi cần thiết để hạ nhiệt hoạt động kinh tế đủ để đưa lạm phát trở lại mức 2%”, nhóm các nhà kinh tế của Citigroup cho biết trong một báo cáo hôm thứ Năm (25/5).

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã để ngỏ các lựa chọn của mình trong cuộc họp chính sách gần nhất vào ngày 3/5 và báo hiệu điều mà các nhà kinh tế sau này gọi là "sự tạm dừng diều hâu".

Chủ tịch Fed cũng lưu ý rằng các quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra trên cơ sở từng cuộc họp và dựa trên “tổng số dữ liệu hiện có”.

Nhưng lập trường đó dường như đang thay đổi, ít nhất là từ các quan chức khác của Fed. Vào thứ Tư (24/5), Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller đã thảo luận về khả năng “tăng” lãi suất hoặc “bỏ qua” lãi suất của Fed tại cuộc họp sắp tới.

“Tôi không ủng hộ việc ngừng tăng lãi suất trừ khi chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng lạm phát đang giảm xuống mục tiêu 2% của chúng tôi”, ông cho biết

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston, Susan Collins đã đưa ra một giọng điệu khác vào thứ Năm (25/5).

“Mặc dù lạm phát vẫn còn quá cao, nhưng có một số dấu hiệu tiết chế đầy hứa hẹn. Tôi tin rằng chúng ta có thể đang ở hoặc gần điểm mà chính sách tiền tệ có thể tạm dừng tăng lãi suất”, ông cho biết.

Các thị trường đã gần như tin tưởng 100% vào ngày tạm dừng sau khi báo cáo CPI vào ngày 10/5 cho thấy lạm phát hạ nhiệt với tốc độ nhanh nhất trong hai năm.

Nhưng trong một thị trường lao động kiên cường với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ năm 1969 và chi tiêu của người tiêu dùng vượt qua áp lực lạm phát khiến các nhà kinh tế đặt câu hỏi về con đường hạ lãi suất từng được cho là dễ dàng.

“Mặc dù chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6, nhưng biên bản từ cuộc họp FOMC tháng này đã làm rõ rằng cần phải nới lỏng đáng kể hơn các điều kiện thị trường lao động để giữ cho việc tăng lãi suất không còn được xem xét nữa”, các nhà kinh tế của Oxford cho biết.

Tin bài liên quan