Đến nay, Nam A Bank đã có 100 điểm giao dịch số tự động ONEBANK

Đến nay, Nam A Bank đã có 100 điểm giao dịch số tự động ONEBANK

Nam A Bank (NAB): Phát triển bền vững với “số” và “xanh”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã CK: NAB) tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên năm 2024 vào ngày 29/3. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao về nhiều quyết sách kinh doanh, trong đó có mục tiêu lợi nhuận năm 2024 ở mức 4.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25%…

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế trong nước còn nhiều thách thức, bằng sự chủ động, kiên trì và chiến lược đúng đắn, Nam A Bank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 3.300 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2022; tổng tài sản đạt hơn 210.000 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với đầu năm; huy động vốn đạt gần 165.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với đầu năm; dư nợ cho vay đạt gần 142.000 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với đầu năm.

Đối với kế hoạch kinh doanh năm 2024, đại hội cổ đông Nam A Bank đã nhất trí thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 4.000 tỷ đồng, tăng 21% so với mức thực hiện năm 2023; tổng tài sản đạt 232.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước; dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế ở mức 160.000 tỷ đồng, tăng 13%, đồng thời, đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và giấy tờ có giá ở mức 178.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước…

Bên cạnh đó, đại hội cũng thống nhất việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 3.145 tỷ đồng, từ mức 10.580 tỷ đồng lên mức 13.725 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Việc tăng vốn điều lệ năm 2024 nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển Nam A Bank đến năm 2025, tầm nhìn 2030; nâng cao năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro.

Trong đó, Nam A Bank sẽ phát hành cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 25%, vốn điều lệ sẽ tăng thêm 2.654 tỷ đồng. Nguồn vốn phục hành phát hành là lợi nhuận chưa phân phối năm 2023 (sau khi đã trích các quỹ) và lợi nhuận chưa phân phối từ các năm trước. Đối với ESOP, Nam A Bank dự kiến sẽ phát hành 50 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ tăng thêm 500 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là cán bộ, nhân viên của Ngân hàng, giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn thành tăng vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng hợp nhất sẽ đạt 11,96%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với cuối năm 2023.

Ngoài kế hoạch tăng vốn, A Bank sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, với khối lượng tối đa 2.000 tỷ đồng hoặc 100 triệu USD trong năm 2024 hoặc năm 2025 với kỳ hạn tối đa là 5 năm.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng trong kỳ đánh giá tháng 2/2024

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng trong kỳ đánh giá tháng 2/2024

Cổ đông Nam A Bank cũng đồng thuận với kế hoạch thành lập ngân hàng 100% vốn của Nam A Bank hoặc chi nhánh Nam A Bank tại nước ngoài, khu vực triển khai tại các nước Đông Nam Á; chủ trương tham gia hoạt động tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân, đồng thời, ủy quyền cho Hội đồng quản trị trong việc lựa chọn và quyết định phương án tham gia trình Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt.

Về công tác nhân sự cấp cao, ông Trần Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc thường trực Nam A Bank được bầu vào thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 với tỷ lệ tín nhiệm rất cao. Đồng thời, ông Trần Khải Hoàn cũng được bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc Nam A Bank, thay cho ông Trần Ngọc Tâm (được Hội đồng quản trị giao trọng trách Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026). Nam A Bank tin rằng, với năng lực và bề dày kinh nghiệm trong việc thực thi các quyết sách chiến lược quan trọng và điều hành hoạt động nhiều năm tại vị trí cấp cao cũng như thấu hiểu hoạt động của Ngân hàng, ông Trần Ngọc Tâm và ông Trần Khải Hoàn sẽ dẫn dắt Nam A Bank chinh phục những mốc son kinh doanh mới, sớm hiện thực hóa chiến lược đưa Nam A Bank vào tốp 15 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Đây là chiến lược nhân sự nhất quán của Hội đồng quản trị, thể hiện văn hóa xây dựng đội ngũ nhân sự, lãnh đạo kế thừa để xây dựng Nam A Bank phát triển bền vững.

Năm 2024, Ngân hàng sẽ tiếp tục ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai các hoạt động kinh doanh gắn liền với chiến lược số hóa và xanh hóa, hướng đến việc khẳng định tính bền vững, tính chuyên nghiệp, tính khác biệt của thương hiệu Nam A Bank thông qua yếu tố “số” và “xanh”. Theo đó, xanh hóa tài chính là một trong những hoạt động trọng tâm mà Ngân hàng đã và đang tiếp tục triển khai. Tiên phong trong “số hóa” đã góp phần không nhỏ giúp Nam A Bank và khách hàng giảm thiểu các yếu tố tác động đến môi trường

Mới đây, cổ phiếu của Nam A Bank chính thức được niêm yết trên sàn HOSE, hoàn thành kế hoạch mà đại hội đồng cổ đông đã giao, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng giá trị cho cổ đông và sự phát triển bền vững của Ngân hàng.

Về phát triển mạng lưới, năm 2023, Ngân hàng đã khai trương và đưa vào hoạt động 32 điểm kinh doanh truyền thống và giao dịch số tự động ONEBANK. Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc Nam A Bank thành lập thêm 5 chi nhánh, 3 phòng giao dịch. Theo kế hoạch, năm 2024, Nam A Bank sẽ mở mới 30 điểm ONEBANK. Tính đến nay, Ngân hàng đã sở hữu gần 250 điểm kinh doanh trên toàn quốc, trong đó có gần 150 điểm kinh doanh truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch) và 100 điểm ONEBANK.

Đại diện Nam A Bank cho biết: “Ngân hàng sẽ tiếp tục định hướng kinh doanh thận trọng, bền vững, hiệu quả, nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm 2024. Trong đó, lấy công nghệ là đầu tàu chiến lược số hóa trong mọi hoạt động ngân hàng, lấy ngân hàng xanh làm trọng tâm trong kế hoạch đẩy mạnh kinh doanh hướng đến phát triển bền vững, qua đó, mang lại giá trị tốt nhất cho cổ đông, đối tác và cộng đồng”.

Nhờ chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể thông qua kiểm soát nợ xấu, quy mô tổng tài sản tăng hơn 20% mỗi năm, Nam A Bank tiếp tục được Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng. Cụ thể, nâng bậc xếp hạng chất lượng tài sản từ B3 lên B2; nâng bậc xếp hạng về lợi nhuận và các chỉ số về khả năng sinh lời từ B2 lên B1.

Về quy mô tổng tài sản, trong suốt 5 năm qua, Nam A Bank đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình hơn 22% mỗi năm. Chất lượng tài sản của Ngân hàng đã có những cải thiện đáng kể thông qua kiểm soát nợ xấu. Theo tiêu chí đánh giá nợ xấu của Moody’s (bao gồm nợ xấu trên báo cáo tài chính và nợ xấu trên VAMC), năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Nam A Bank là 3,3% - tương ứng với xếp hạng của Moody’s là Caa1. Đánh giá cùng kỳ năm 2022, Nam A Bank nâng hạng lên B3, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,5% xuống 2,9% (bao gồm cả nợ xấu tại VAMC). Mới nhất (tháng 2/2024), Moody’s tiếp tục nâng xếp hạng cho Nam A Bank lên B2, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,1% (Nam A Bank đã xoá sạch nợ xấu tại VAMC).

Về mặt chất lượng lợi nhuận và các chỉ số có khả năng sinh lời, tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản hữu hình của Nam A Bank năm 2020 được Moody’s đánh giá ở mức B3. Mức B3 này được cải thiện xuyên suốt qua các năm. Cụ thể, kỳ đánh giá năm 2022 mức đánh giá tín nhiệm được Moody’s nâng bậc xếp hạng lên B2. Trong đánh giá mới nhất vào tháng 2/2024, Moody’s lại tăng thêm một bậc trong đánh giá tín nhiệm chất lượng lợi nhuận và các chỉ số có khả năng sinh lời của Nam A Bank ở mức B1. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Moody’s vẫn giữ mức đánh giá “triển vọng ổn định” với Nam A Bank, cho thấy mức độ tin cậy của tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế với hoạt động của Nam A Bank.

Tin bài liên quan