Theo đó, trong năm 2024, Masan Group đã ưu tiên phát triển mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận bền vững xuyên suốt Tập đoàn. Theo đó, WinCommerce (WCM) và Masan MEATLife (MML) đã chính thức mang về lợi nhuận.
Kết quả, trong quý IV/2024 và năm 2024, doanh thu thuần của Masan Group lần lượt đạt 22.666 tỷ đồng và 83.178 tỷ đồng. Đóng góp vào con số tích cực của doanh thu là đà tăng trưởng bền vững của mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi và nghĩa vụ hợp đồng đã hoàn thành của MHT đối với đối tác, giúp bù đắp lại cho định hướng chiến lược của MML trong việc tái cấu trúc mảng gà trang trại.
EBITDA đạt lần lượt 4.580 tỷ đồng và 15.921 tỷ đồng trong quý IV/2024 và năm 2024, tăng 44,6% và 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng đáng kể này được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng lợi nhuận tích cực của tất cả các mảng kinh doanh dùng bán lẻ.
Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 691 tỷ đồng và 1.999 tỷ đồng trong quý IV/024 và năm 2024, tăng lần lượt 1.282,0% và 377,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ xuyên suốt mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, 365 tỷ đồng cải thiện nhờ chi phí lãi vay ròng giảm và khoản lợi nhuận một lần 89 tỷ đồng từ việc bán HCS.
Kết quả tích cực này giúp bù đắp cho các chi phí một lần của quá trình chuyển đổi của MHT và lợi nhuận từ việc chiết khấu bán buôn cho thức ăn chăn nuôi của mảng kinh doanh trang trại thuộc MML.
Ngoài ra, MSN cũng ghi nhận 100 tỷ đồng chi phí từ hoạt động từ thiện và giảm lợi nhuận 288 tỷ đồng do Techcombank (TCB) ghi nhận chi phí một lần khi chấm dứt hợp đồng với Manulife. Đà tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh cốt lõi kể từ đầu năm đã mang lại cho ban lãnh đạo sự tự tin vào sự chuyển đổi thành nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan.
Sản phẩm nước mắm Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn mới được ra mắt |
"Chúng tôi đã và đang tập trung tối ưu thị phần trong chi tiêu của người tiêu dùng bằng sự liên kết hợp lực những thương hiệu mạnh, nền tảng công nghệ và bán lẻ. Việc mang đến chương trình Hội viên WIN cho thị trường bán lẻ truyền thống (cửa hàng tạp hóa) và hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini) sẽ giúp mỗi mảng kinh doanh của chúng tôi đạt tăng trưởng hai chữ số trong năm 2025 và hơn thế nữa”, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.
Về hoạt động của các đơn vị thành viên, WinCommerce và Masan MEATLife đã mang lại lợi nhuận trong năm 2024, đóng góp 993 tỷ đồng vào mức tăng của lợi nhuận sau phân bổ cổ đông thiểu số (post-MI). Các doanh nghiệp này sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới. Các đơn vị khác đều có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tích cực so với năm 2023.
Về bảng cân đối, tiền và các khoản tương đương tiền tính đến cuối năm 2024 của Masan Group đạt 19.226 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nợ ròng/EBITDA 12 tháng gần nhất đạt 2,9x, so với mức 3,9x của quý IV/2023, đạt mục tiêu Nợ ròng/EBITDA dưới 3,5x do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được cải thiện và nguồn tiền từ các hoạt động tài trợ vốn của công ty. Dòng tiền tự do (FCF) 12 tháng gần nhất tăng lên 9.580 tỷ đồng tính đến năm tài chính 2024, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2025, tùy thuộc vào phê duyệt nội bộ của Công ty, điều kiện kinh tế vĩ mô và sự phục hồi của thị trường tiêu dùng, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2025 sẽ nằm trong khoảng từ 80.000 - 85.500 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng LFL từ 7% - 14% so với cùng kỳ (sau điều chỉnh cho việc tách hợp nhất HCS). Trong năm 2025, tổng doanh thu hợp nhất, không bao gồm MHT, dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 74.013 - 78.013 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng từ 8% - 14% so với cùng kỳ. NPAT Pre-MI dự kiến đạt từ 4.875 - 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ từ 14% - 52% so với mức 4.272 tỷ đồng trong năm 2024.