Năm 2024 dự toán thu ngân sách 1.650 nghìn tỷ đồng, xuất siêu khoảng 15 tỷ USD

Năm 2024 dự toán thu ngân sách 1.650 nghìn tỷ đồng, xuất siêu khoảng 15 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
Năm 2024 thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có thể còn nhiều hơn dự báo.

Thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ký báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch năm 2024, gửi Quốc hội.

Nhiều yếu tố tích cực cho tăng trưởng

Với năm 2024, Chính phủ dự báo thời gian tới, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo có thể có những chuyển biến tích cực hơn song còn đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi.

Trong nước, theo báo cáo, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế. Các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đưa vào khai thác. Nhiều dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được đẩy nhanh tiến độ triển khai khi đã hoàn thiện thủ tục đầu tư. Những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến quy định phòng cháy, chữa cháy, xuất nhập cảnh, đất đai, vật liệu xây dựng… được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

“Tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện vẫn là nền tảng quan trọng để thúc đẩy phát triển”, theo Chính phủ.

Tuy nhiên, Chính phủ nhận định, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm.

Nhìn chung, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có thể còn nhiều hơn dự báo, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội, báo cáo nêu nhận định.

Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 309,24-309,42 tỷ Kwh

Các cân đối lớn trong kế hoạch năm sau cũng đã được Chính phủ dự kiến.

Theo đó, cân đối tích lũy - tiêu dùng: Tiêu dùng cuối cùng chiếm 66,7%; tích lũy tài sản chiếm 33,3% trong tổng tiêu dùng, tích lũy tài sản.

Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN): Dự toán thu NSNN là 1.650 nghìn tỷ đồng; chi NSNN là 2.049,4 nghìn tỷ đồng. Dự toán bội chi NSNN năm 2024 là 399,4 nghìn tỷ đồng, khoảng 3,6% GDP.

Cân đối xuất, nhập khẩu: Cán cân thương mại duy trì xuất siêu. Dự kiến cán cân thương mại năm 2024 xuất siêu khoảng 15 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2023.

Cân đối về điện: Dự kiến điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2024 đạt 309,24-309,42 tỷ Kwh, tăng khoảng 9,4 - 9,47% so với ước thực hiện năm 2023.

Cân đối lương thực: Sản lượng lương thực có hạt khoảng 47,06 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa cả năm đạt khoảng 42,76 triệu tấn. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 7,893 triệu tấn. Tổng sản lượng thủy sản khoảng 9,12 triệu tấn, trong đó nuôi trồng 5,57 triệu tấn, khai thác 3,54 triệu tấn.

Dự kiến kế hoạch năm 2024 có 15 chỉ tiêu

- Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 24,1%-24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 4-4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 4,8%-5,3%.

- Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt khoảng 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm từ 1% trở lên.

- Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1%.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Dự kiến kế hoạch năm 2024 có 15 chỉ tiêu

- Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 24,1%-24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 4-4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 4,8%-5,3%.

- Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt khoảng 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm từ 1% trở lên.

- Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1%.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Tin bài liên quan