Cụ thể, trong năm 2018 này, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 141.987 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2017.
Tổng huy động vốn 126.765 tỷ đồng, tăng 10,55%, trong đó, tiền gửi khách hàng đạt 96.447 tỷ đồng, tăng 30,72%; tiền gửi và cho vay của các Tổ chức tín dụng 27.690 tỷ đồng, giảm gần 18%.
Dư nợ cho vay và trái phiếu TCKT tăng 20% (tùy thuộc vào mức Ngân hàng nhà nước cho phép) lên 85.555 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là cho vay khách hàng, chiếm 74.621 tỷ đồng, tăng 16,5%.
Lợi nhuận trước thuế 2.200 tỷ đồng, tăng tới 82,42% so với thực hiện năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; CAR trên 9% và ROE là 23%.
Trong năm 2017, lợi nhuận sau thuế của TPBank là hơn 963 tỷ đồng, Ngân hàng sẽ trích lập các quỹ, trả cổ tức ưu đãi cho cổ đông lớn IFC, và chia thưởng EXCO 2016-2017 khoảng hơn 195 tỷ đồng.
Cùng với đó là dùng gần 534 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu (tương ứng 8,37%, sau khi phát hành tăng vốn 15% trong năm 2018, không bao gồm cổ đông IFC).
Như vậy, TPB sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu lần đầu tiên sau 7 năm ngân hàng này lên kế hoạch trả cổ tức.
Kèm theo đó là kế hoạch tăng vốn 15% bằng kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu nêu trên thì TPBank cũng sẽ sử dụng thặng dư vốn từ đợt phát hành 15% để chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%.
kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2018 của TPBank
(*) Tỷ lệ chia cổ tức tính trên số cổ phần phổ thông của ngân hàng không bao gồm phần cổ phần ưu đãi cổ tức của IFC (29.210.500 cổ phần) đã nhận cổ tức bằng tiền theo các thỏa thuận đã ký.
Dự kiến phát hành thành công, vốn điều lệ của TPbank sẽ tăng từ 5.842 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2017 lên lên 8.533 tỷ đồng.
Ngoài ra, HĐQT ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông lớn IFC đang nắm giữ thành cổ phiếu phổ thông. Tổng số cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi là 29,21 triệu cổ phiếu với tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.