Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một năm nhiều cảm xúc và được đánh giá là năm biến động mạnh nhất trong gần 10 năm qua.
Với khởi đầu đầy thuận lợi, chỉ số VN-Index đã dễ dàng chinh phục cột mốc 1.000 điểm ngay trong quý I và thậm chí tạo đỉnh lịch sử 1.200 điểm.
Tuy nhiên, những biến động từ bên ngoài lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, cùng xu hướng siết chặt dòng tiền, tăng lãi suất… cũng đã tác động không nhỏ tới thị trường Việt Nam. Chỉ số VN-Index đã lao dốc xuống vùng 900 điểm trong quý III-IV/2018, tương ứng mức điều chỉnh 25,9%.
Cùng với sự biến động mạnh của các chỉ số, năm 2018 cũng là năm dòng tiền tham gia khá mạnh vào thị trường chứng khoán. Dù về cuối năm có phần giảm sút mạnh nhưng thị trường cũng đã xác lập những phiên thanh khoản kỷ lục với giao dịch khớp lệnh trên dưới 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài có đóng góp tích cực khi “đổ” mạnh dòng tiền vào thị trường. Cụ thể, trên 2 sàn chính là HOSE, HNX và hị trường UPCoM, khối ngoại đã mua vào 5.448,85 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 279.347,86 tỷ đồng và bán ra 5.154,46 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị hơn 237.565 tỷ đồng.
Tính chung, khối này đã mua ròng tới 294,38 triệu cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 41.782,8 tỷ đồng, giảm 27,24% về lượng nhưng tăng 61,38% về giá trị so với năm ngoái. Điều này đã minh chứng cho việc nhà đâu tư nước ngoài đã “săn đón” các cổ phiếu lớn trong năm qua.
Tháng |
Khối lượng |
Giá trị (tr.đồng) |
||||
Mua |
bán |
Mua-Bán |
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
|
1/2018 |
572.564.486 |
405.979.852 |
166.584.634 |
27.377.950 |
20.164.400 |
7.213.550 |
2/2018 |
437.559.710 |
389.868.411 |
47.691.299 |
22.125.150 |
19.631.070 |
2.494.080 |
3/2018 |
591.128.907 |
569.849.998 |
21.278.909 |
28.107.140 |
27.356.230 |
750.910 |
4/2018 |
537.744.916 |
503.397.667 |
34.347.249 |
27.459.130 |
25.821.670 |
1.637.460 |
5/2018 |
754.340.603 |
606.559.018 |
147.781.585 |
52.476.160 |
30.077.150 |
22.399.010 |
6/2018 |
326.426.535 |
416.703.482 |
-90.276.947 |
18.409.530 |
18.219.760 |
189.770 |
7/2018 |
327.466.154 |
384.847.878 |
-57.381.724 |
13.577.840 |
16.368.520 |
-2.790.680 |
8/2018 |
317.405.650 |
363.443.740 |
-46.038.090 |
15.781.670 |
17.325.900 |
-1.544.230 |
9/2018 |
339.216.757 |
346.907.184 |
-7.690.427 |
15.608.040 |
15.159.230 |
448.810 |
10/2018 |
596.544.164 |
496.322.883 |
100.221.281 |
32.087.120 |
22.856.990 |
9.230.130 |
11/2018 |
313.135.533 |
323.661.004 |
-10.525.471 |
13.608.650 |
12.303.170 |
1.305.480 |
12/2018 |
335.313.087 |
346.923.835 |
-11.610.748 |
12.729.480 |
12.280.970 |
448.510 |
Tổng |
5.448.846.502 |
5.154.464.952 |
294.381.550 |
279.347.860 |
237.565.060 |
41.782.800 |
Thống kê trong 12 tháng giao dịch, có tới 10 tháng khối ngoại đã mua ròng và chỉ 2 tháng là bán ròng.
Trong đó, hầu hết các tháng đều mua ròng một vài nghìn tỷ, đặc biệt là tháng 5.
Mặc dù nằm trong đợt điều chỉnh của thị trường sau cú phi nước đại ở quý I/2018, với VN-Index giảm hơn 79 điểm, tương ứng giảm 7,5%, đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 5 ở mức 971,52 điểm, cùng với thanh khoản tiếp tục sụt giảm rất mạnh, nhưng đây lại là tháng nhà đầu tư mua ròng khủng.
Tháng 5 là thời điểm “ông lớn” VHM lên niêm yết tại sàn HOSE và đây cũng là nhân tố chính giúp TTCK Việt Nam có phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên kể từ ngày thành lập, đồng thời cũng tạo nên sự đột biến trong giao dịch nhà đầu tư ngoại.
Khối ngoại tháng 5 tại sàn HOSE đã mua ròng lên đến 22.829 tỷ đồng (gấp đến 15,2 lần so với giá trị mua ròng của tháng 4 và đây cũng là tháng mua ròng lớn nhất của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ ngày đầu thành lập).
Tính chung trên toàn thị trường trong tháng 5, khối ngoại đã mua ròng 147,78 triệu cổ phiếu với tổng giá trị lên tới hơn 22.399 tỷ đồng. Trong đó, VHM được mua ròng thỏa thuận 248,9 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 28.548 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau tháng mua ròng khủng trên, khối ngoại lại quay ra bán ròng mạnh cổ phiếu VHM trong những tháng tiếp sau đó. Riêng trong tháng 7 và tháng 8, VHM lần lượt bị bán ròng 392,8 tỷ đồng và 513,7 tỷ đồng, là một trong những tác nhân khiến khối ngoại bán ròng trong tháng 7 và tháng 8.
Ngoài ra, tính trong 8 tháng đầu năm, có tới 5 lần cổ phiếu VIC được xứng tên là mã bị bán ròng mạnh nhất, với tổng giá trị lên tới 10.342 tỷ đồng, trong đó tháng 7 bị bán ròng 1.862,8 tỷ đồng và tháng 8 bị bán ròng 1.329,5 tỷ đồng. Đây cũng là mã bị bán ròng mạnh nhất trong năm với giá trị gần 10.000 tỷ dồng, gấp khoảng 8,7 lần so với năm 2017.
Một số tên tuổi lớn cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh trong năm qua như HPG bị bán ròng gần 2.000 tỷ đồng và đáng chú ý là VNM cũng bị xả mạnh sau năm mua ròng mạnh trước đó, với giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng...
Nếu nhắc đến thanh khoản của thị trường hay giao dịch khối ngoại trong những năm trước thường sẽ được nghĩ ngay tới sàn HOSE và HNX, tuy nhiên trong năm 2018, nhà đầu tư ngoại tham gia khá tích cực trên UPCoM.
Trên UPCoM, khối này đã mua ròng khá mạnh trong 9 tháng và chỉ bán ròng trong 3 tháng (tháng 4, 7, 10), tổng cộng đã mua ròng hơn 41,2 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị hơn 2.505 tỷ đồng. Trong đó, danh mục mua ròng của khối vẫn tập trung vào các mã lớn, trong đó có những mã mới đăng ký giao dịch trong năm qua như VTP, VEA, POW…
Trái lại, trên sàn HNX, khối ngoại chủ yếu là bán ròng và chỉ mua ròng trong 3 tháng gồm 4, 7, 8, tổng cộng khối đã bán ròng 104,83 triệu đơn vị với tổng giá trị 2.036,56 tỷ đồng. Trong đó, tháng cuối cùng của năm đã góp phần chính khi bán ròng tới hơn 995 tỷ đồng và nguyên nhân chính đến từ cổ phiếu VCG khi bị bán ròng gần 850 tỷ đồng.