Điều này đã phản ánh sự kịp thời, linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ và các địa phương trong các chính sách điều hành, giúp ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức 1,41%, thấp hơn mục tiêu (1,6 - 1,8%), hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ và tỷ giá linh hoạt, hiệu quả…
Nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đánh giá VND là đồng tiền giữ được giá trị và ổn định nhất trong khu vực; dự trữ ngoại hối ở mức cao, đạt được mục tiêu đặt ra của năm 2020.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước sang năm 2018, đây là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề quyết định việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Năm này, bên cạnh những yếu tố thuận lợi là không ít thách thức.
Trước mắt, để hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Quốc hội thông qua, trong đó GDP tăng từ 6,5 - 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7 - 8%..., Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương phải nhận thức đúng và đầy đủ những khó khăn, thách thức phía trước để kịp thời có các giải pháp khắc phục ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới.
Để thực hiện được các mục tiêu lớn này, cần tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Đồng thời, tập trung các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giảm lãi suất cho vay...