Vòng đàm phán thứ 14 về TIIP diễn ra trong bối cảnh hiệp định thương mại này đang đối mặt với sự phản đối tiến trình toàn cầu hóa và thương mại tự do của người dân tại các cường quốc thuộc EU, trong đó có Đức và Pháp.
Giữa lúc các nhà ngoại giao thảo luận, khoảng 50 đến 100 nhà hoạt động xã hội đã tụ tập nhằm xông vào tòa nhà của EU nơi diễn ra vòng đàm phán, song đã bị lực lượng an ninh giải tán.
Hiện Washington và Brussels đang nỗ lực đẩy nhanh việc đàm phán với hy vọng có thể hoàn tất TIIP trong năm nay, trước thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ.
Các cuộc đàm phán về TTIP được khởi động từ tháng 7/2013, nhưng sau đó bị trì hoãn do phía châu Âu phản đối các điều khoản liên quan việc bảo vệ các nhà đầu tư mà phía Mỹ đưa ra, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư (ISDS).
Một số dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường của châu lục này.
Hồi tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận việc thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh liên quan tất cả các hiệp định thương mại, và mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ sau một thời gian dài trì hoãn.
TTIP được kỳ vọng sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu.
Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm. EU và Mỹ hy vọng sẽ đạt được TTIP vào năm 2016.
Giữa lúc các nhà ngoại giao thảo luận, khoảng 50 đến 100 nhà hoạt động xã hội đã tụ tập nhằm xông vào tòa nhà của EU nơi diễn ra vòng đàm phán, song đã bị lực lượng an ninh giải tán.
Hiện Washington và Brussels đang nỗ lực đẩy nhanh việc đàm phán với hy vọng có thể hoàn tất TIIP trong năm nay, trước thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ.
Các cuộc đàm phán về TTIP được khởi động từ tháng 7/2013, nhưng sau đó bị trì hoãn do phía châu Âu phản đối các điều khoản liên quan việc bảo vệ các nhà đầu tư mà phía Mỹ đưa ra, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư (ISDS).
Một số dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường của châu lục này.
Hồi tháng 7 năm ngoái, EU đã chấp thuận việc thành lập một tòa án châu Âu mới để xem xét mọi tranh cãi nảy sinh liên quan tất cả các hiệp định thương mại, và mở đường nối lại đàm phán về TTIP giữa EU và Mỹ sau một thời gian dài trì hoãn.
TTIP được kỳ vọng sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu.
Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm. EU và Mỹ hy vọng sẽ đạt được TTIP vào năm 2016.