Ngày 10/4 Báo Tài chính Đầu tư tổ chức Talkshow với chủ đề “Thách thức và cơ hội từ biến động thuế quan”. Ảnh Chí Cường.

Ngày 10/4 Báo Tài chính Đầu tư tổ chức Talkshow với chủ đề “Thách thức và cơ hội từ biến động thuế quan”. Ảnh Chí Cường.

Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Khoảng thời gian vàng để doanh nghiệp Việt điều chỉnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày đối với 75 quốc gia nghề kinh tế, trong đó có Việt Nam. Cơ hội mở ra trong ngắn hạn và hành động trong dài hạn ra sao để thích ứng với biến động thuế quan là mối quan tâm lớn hiện nay.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Thách thức và cơ hội từ biến động thuế quan” do Báo Tài chính - Đầu tư tổ chức ngày 10/4, Luật sư Trương Hữu Ngữ, Giám đốc điều hành tại Vilasia nhận định: "Mỹ tạm hoãn thời gian áp thuế đối ứng 90 ngày không phải là một cơn gió lặng trước cơn bão lớn mà có thể là một khoảng thời gian vàng để chúng ta kịp thích ứng và điều chỉnh".

Theo ông Ngữ, doanh nghiệp sẽ có những thay đổi rất nhanh, một mặt họ lo lắng song mặt khác họ tìm cách ứng biến. Trong thách thức, doanh nghiệp vẫn hy vọng sẽ tìm ra cơ hội mới. Việt Nam sẽ có sự chuyển đổi lớn về mặt kinh tế để giảm sự phục thuộc, đa dạng hóa thị trường hơn và tăng cường nội lực.

Tại buổi tọa đàm, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (Viforest) cho biết, doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang sống trong thời khắc có nhiều biến động, trải qua nhiều nỗi lo. Gỗ và các sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 9 tỷ USD, dẫn đầu toàn thế giới trong số các nhà cung ứng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Mỹ. Sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ đang chiếm từ 38 - 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm này của Mỹ.

Với riêng ngành gỗ, ông Hoài cho rằng doanh nghiệp đang chịu hai áp lực. Thứ nhất, từ ngày 1/3/2025, ông Donald Trump chính thức khởi động cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với nhập khẩu gỗ xẻ. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng Mỹ có thể áp mức thuế lên tới 25% đối với nguyên liệu và sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Áp lực thứ hai đến từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (Viforest). Ảnh Chí Cường

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (Viforest). Ảnh Chí Cường

Doanh nghiệp đang ngóng trông 90 ngày tới Việt Nam sẽ thương thảo với Mỹ để tìm giải pháp win-win, một giải pháp cả hai đều có thể chấp nhận được. Nhưng nhìn về dài hạn, các biến động sẽ tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp ngành gỗ.

Biên lợi nhuận của ngành hàng xuất khẩu như dăm gỗ, viên nén hay gỗ cũng rất hẹp, doanh nghiệp chỉ cố gắng để có việc làm, lấy công làm lãi. Với mức thuế nhập khẩu vào Mỹ 0% doanh nghiệp đã không có nhiều lợi nhuận, thì áp thuế bất cứ 1% nào cũng tạo áp lực cho cả hai phía. Phía doanh nghiệp Việt phải co kéo, tính toán tiết kiệm, giảm biên lợi nhuận, thậm chí trong giai đoạn nhất định phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để có được thanh khoản.

Về phía Mỹ, chủ yếu người tiêu dùng, nếu giá bán sản phẩm tăng do áp lực thuế tăng từ các nhà phân phối, nhà bán lẻ như Walmart, Target, Amazon, chắc chắn sẽ kéo theo việc giảm đơn hàng, thậm chí một số mặt hàng sẽ phải ngừng lại để chờ đợi những động thái từ kết quả đàm phán của hai bên.

Tuy nhìn nhận rõ khó khăn, thách thức, nhưng doanh nghiệp vẫn xác định trong nguy có cơ, phải tìm kiếm mở rộng thị trường, đa dạng hàng hóa xuất khẩu để tránh bị tác động của chính sách thuế quan của Mỹ.

Luật sư Trương Hữu Ngữ khuyến nghị doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội ở các hiệp định thương mại tự do như khu vực châu Âu có EVFTA hay CPTPP với các nước Nhật Bản, Úc, Canada…

Luật sư Trương Hữu Ngữ, Giám đốc điều hành tại Vilasia

Luật sư Trương Hữu Ngữ, Giám đốc điều hành tại Vilasia

Cụ thể, EVFTA rất tốt cho doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may, thực phẩm chế biến. CPTPP là cơ hội cho các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, truy xuất nguồn gốc như dệt may sinh thái, gỗ có chứng chỉ quốc tế về khai thác, thực phẩm chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ. Ngoài ra, các thị trường Ấn Độ, Isarel, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng có FTA, doanh nghiệp cần xác định rõ cơ hội và tiếp cận.

Theo ông Ngữ, điều chỉnh cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị từ thương hiệu riêng là việc các doanh nghiệp tập trung.

Trong khi đó, với ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài nhìn rõ cơ hội ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Trước đây, các thị trường này doanh nghiệp Việt mới xuất khẩu các sản phẩm dăm gỗ, viên nén, gỗ ván…, để mở rộng thị trường doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng thiết kế sản phẩm phù hợp.

“Người Nhật Bản hay Hàn Quốc đều cần đồ gỗ, không gian nội thất thân thiện, doanh nghiệp cần thuê tư vấn thiết kế sản phẩm phù hợp đáp ứng được thị trường”, ông Hoài cho hay.

Khuyến nghị hành động, Luật sư Trương Hữu Ngữ cho rằng, doanh nghiệp thời điểm này cần phải coi trọng tuân thủ thương mại và phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các hồ sơ xuất xứ hàng hóa để có thể đảm bảo và chứng minh cho các hoạt động của mình, đảm bảo không nằm trong diện bị áp thuế đối ứng.

Tin bài liên quan