Mỹ cấm nhập khẩu vật liệu tấm pin năng lượng mặt trời từ một số công ty Trung Quốc

Mỹ cấm nhập khẩu vật liệu tấm pin năng lượng mặt trời từ một số công ty Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chính quyền Biden hôm thứ Tư (23/6) đã ra lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ đối với vật liệu tấm pin năng lượng mặt trời quan trọng từ Hoshine Silicon Industry có trụ sở tại Trung Quốc vì các cáo buộc về lao động ở Tân Cương.

Bộ Thương mại Mỹ đã hạn chế nhập khẩu với công ty Hoshine, ba công ty khác của Trung Quốc và Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) vì cho rằng những công ty này có liên quan đến vấn đề cưỡng bức lao động của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương.

Ba công ty khác được thêm vào danh sách đen kinh tế của Mỹ bao gồm Xinjiang Daqo New Energy - một công ty con của Daqo New Energy, Kim loại màu Tân Cương East Hope - một công ty con của Tập đoàn East Hope và Tân Cương GCL New Energy Material - một chi nhánh của GCL New Energy Holdings.

Trong đó có ít nhất một số công ty được Bộ Thương mại Mỹ liệt kê là các nhà sản xuất chính silicon và polysilicon đơn tinh thể được sử dụng trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.

Bình luận về động thái mới nhất của Mỹ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã đề cập đến nhận xét của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm thứ Ba (22/3) rằng, Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc diệt chủng và cưỡng bức lao động ở Tân Cương và cho rằng đây “không có gì khác ngoài tin đồn với những động cơ thầm kín và là lời bịa đặt hoàn toàn”.

Một nguồn tin khác cho biết, động thái này không mâu thuẫn với các mục tiêu khí hậu của Tổng thống Joe Biden và hỗ trợ cho ngành năng lượng mặt trời trong nước. Chính quyền Biden vào tháng 3 đã công bố mục tiêu cắt giảm 60% chi phí năng lượng mặt trời trong vòng 10 năm tới và đã đặt mục tiêu lưới điện sạch 100% vào năm 2035.

Bên cạnh đó, một báo cáo của các nhà phân tích ngành năng lượng mặt trời cho thấy khu vực Tân Cương hiện đang chiếm khoảng 45% nguồn cung cấp polysilicon cấp năng lượng mặt trời trên thế giới.

Theo hai nguồn tin quen thuộc với chính sách này cho biết, Nhà Trắng xem các hành động này là "sự tiếp nối tự nhiên" của thỏa thuận G7 vừa diễn ra vào đầu tháng này là nhằm loại bỏ vấn đề lao động cưỡng bức ra khỏi chuỗi cung ứng.

Tin bài liên quan