Theo bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần thì riêng tài sản là đất của VFS đã bao gồm gần 5.500m2 đất tại số 4 Thụy Khuê (khu đất nối đường Thụy Khuê và Nguyễn Đình Thi), hình thức sở hữu là thuê đất của Nhà nước đã hơn 50 năm qua.
VFS đã được cổ phần hóa xong trong năm 2016. Cổ đông chính là Tổng công ty Vận tải Thủy (VIVASO), đã mua lại 65% vốn của VFS với giá hơn 30 tỷ đồng.
Sau 2 tháng, VIVASO chính thức tiếp quản VFS, nhiều nghệ sỹ thuộc biên chế của Hãng phim đã lên tiếng phản đối trên các phương tiện thông tin truyền thông. Trong ảnh là khu vực cổng vào Hãng phim truyện Việt Nam hiện tại được gắn biển thông báo bãi gửi xe của quán ăn gần đó.
Các phòng ban hầu hết đóng kín cửa trong chiều ngày 19/9.
Khu vực tòa nhà Studio bị khóa kín.
Một căn phòng hiếm hoi mở cửa trong Hãng phim nhưng trần phòng đã bung, tường nhà bong tróc, ẩm mốc.
Xưởng thu thanh dựng phim không một bóng người.
Cửa sổ phòng biên kịch biên tập còn có hẳn dấu niêm phong.
Yêu cầu của Xưởng thiết bị Kỹ thuật được dán trước cửa phòng đạo cụ nhắc nhở mọi người việc gìn giữ bảo vệ đạo cụ diễn xuất nhưng trong kho chỉ còn mỗi 1 chiếc xe máy ai đó để tạm.
Tuy bên trong vắng lặng là thế nhưng chỉ cách một bức tường, ngay trong khuôn viên VFS, nhiều hàng quán mọc lên san sát.
Mặt sau một quán phở gà đông khách chiếm một góc ngay trong sân chính của Hãng phim truyện Việt Nam.
Mặt ngoài đường Thụy Khuê trở thành các ki ốt hàng ăn, thuốc, nước phục vụ khách.
Những kỷ niệm đã bị lãng quên trên khu "đất vàng" .