Mù mờ nhận tiền gửi tiết kiệm và ủy thác đầu tư tại ứng dụng Finhay, Infina...

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các ứng dụng đầu tư tài chính như Finhay, Infina… đang đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn cho gói sản phẩm “tích lũy”. Chưa bàn tới việc các ứng dụng này có được phép huy động tiền tiết kiệm từ cá nhân hay không thì việc mù mờ giữa tiền gửi tiết kiệm và ủy thác đầu tư gây nhầm lẫn và rủi ro cho người dùng.
Mù mờ nhận tiền gửi tiết kiệm và ủy thác đầu tư tại ứng dụng Finhay, Infina...

Chào lãi suất cao

Ngoài các sản phẩm đầu tư, mua vàng - bảo hiểm online, các ứng dụng tài chính còn cung cấp sản phẩm “tích luỹ” với lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi các ngân hàng thương mại đang áp dụng.

Infina giới thiệu về sản phẩm tích luỹ của mình
Infina giới thiệu về sản phẩm tích luỹ của mình

Chẳng hạn, Infina - nền tảng đầu tư và tích lũy được sở hữu bởi Công ty RealStake (RealStake Pte. Ltd), được thành lập vào năm 2018 tại Singapore và có chi nhánh tại Việt Nam, đưa ra mức lãi suất lên tới 7,2%/năm cho gói “tích lũy” không kỳ hạn. Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các ngân hàng hiện nay thường ở mức 0,1 - 0,2%/năm, tối đa là 1%/năm.

Không riêng Infina, Finhay cũng cung cấp các sản phẩm “tích luỹ” không thời hạn với lãi suất 4%/năm và 5,5%/năm. Bên cạnh đó, các gói “tích luỹ” thời hạn 3 tháng, 9 tháng, 12 tháng đều có mức lãi suất khá hấp dẫn so với ngân hàng truyền thống (xem bảng).

Bảng so sánh lãi suất gửi tiết kiệm/tích luỹ của các ứng dụng và với ngân hàng truyền thống (đại diện là VCB)

Sản phẩm tích luỹ/tiết kiệm

VCB

Finhay

Infina

Tích luỹ 3 tháng

3,4%

6%

Không có

Tích luỹ 9 tháng

4%

Không có

Không có

Tích luỹ 12 tháng

5,6%

8%

Không có

Không kỳ hạn

0,1%

4%

7,2%

Thực tế, Finhay đã tích cực huy động tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trong những năm vừa qua. Từ giữa năm 2020, các sản phẩm “tiết kiệm” của Finhay được đổi tên thành “tích lũy”, song bản chất sản phẩm hầu như không thay đổi. Theo đó, gửi tiền không kỳ hạn vào Finhay, khách hàng nhận lãi suất 4%/năm; còn gửi tiền kỳ hạn 3 tháng, lãi suất sẽ là 6%/năm, cao gấp đôi lãi suất ngân hàng.

Ứng dụng đầu tư có được phép nhận tiền gửi tiết kiệm?

Theo khoản 13, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”.

Khoản 1, Điều 98 của luật này cũng quy định, “hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác”. Trong khi đó, khoản 1, Điều 108 và khoản 1, Điều 12 của Luật quy định về hoạt động ngân hàng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là nhận tiền gửi của tổ chức.

Như vậy, chỉ có ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi từ cá nhân và tổ chức. Còn các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, chỉ được nhận tiền gửi từ các tổ chức mà không được nhận tiền gửi từ đối tượng là cá nhân.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nêu quan điểm: “Gửi tiết kiệm” mặc định chỉ dành cho ngân hàng thương mại. Việc kêu gọi gửi tiền thực tế chính là hình thức huy động vốn. Các tổ chức khác không bị cấm huy động vốn, nhưng huy động dưới hình thức nào, sử dụng vốn đó và trả nợ ra sao là vấn đề đang tồn tại muôn hình vạn trạng. Trong đó, đa số các trường hợp huy động vốn, “quảng cáo” lãi suất hấp dẫn là các biến tướng đa cấp, lừa đảo.

Thực tế, các ứng dụng đầu tư kể trên đều có thể xem là các công ty Fintech với những hoạt động mới mẻ, hầu hết hiện chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh, do đó tiềm ẩn rủi ro đối với các chủ thể tham gia thị trường như các tổ chức tài chính truyền thống, khách hàng sử dụng dịch vụ.

Mù mờ tiết kiệm và uỷ thác đầu tư

Việc nạp tiền gửi tiết kiệm vào các ứng dụng đầu tư tài chính như Finhay, Infina... khá đơn giản, với vài thao tác. Khi gửi tiền, người dùng không nhận về sổ tiết kiệm hay các giấy tờ chứng nhận gửi tiền tiết kiệm, các giao dịch giữa người dùng và các ứng dụng đầu tư này được thực hiện theo Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC).

Theo đó, tiền các nhà đầu tư gửi tích lũy sẽ được các ứng dụng đầu tư ủy quyền cho các công ty đứng sau/bên thứ ba đầu tư với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao hơn lãi suất hứa hẹn trả cho nhà đầu tư. Đây có thể xem là hình thức huy động vốn tự do của các ứng dụng đầu tư và các công ty tài chính.

Nội dung trong hợp đồng cho thấy, người dùng góp tài sản bằng tiền mặt bằng cách chuyển tiền cho ứng dụng đầu tư. Ở chiều ngược lại, Finhay và Infina sẽ đóng góp quyền sử dụng ứng dụng; kiến thức, kinh nghiệm và bí quyết của mình để thiết lập các danh sách sản phẩm tài chính; công sức chọn lựa, liên lạc và làm việc với đơn vị quản lý đầu tư và các bên thứ ba khác phục vụ cho hợp tác kinh doanh.

Infina và Finhay cho biết, tiền của người gửi dùng để mua các sản phẩm tài chính với tài sản cơ sở là các chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, trái phiếu do các ngân hàng hoặc định chế tài chính uy tín phát hành… Tuy nhiên, các ứng dụng đầu tư này chưa công bố rõ ràng việc sẽ phân bổ tiền gửi vào các sản phẩm như thế nào cũng như có cơ chế quản trị rủi ro đầu tư ra sao.

Việc các ứng dụng đầu tư dù chỉ là trung gian gọi vốn, huy động vốn cho các quỹ đầu tư, nhưng lại miêu tả sản phẩm giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng liệu có phải là một hành vi lách luật?

Tin bài liên quan