Theo tài liệu ĐHCĐ bất thường, số lượng cổ phiếu MPC cần mua lại là 16,250 triệu đơn vị, tương đương 23,21% cổ phiếu đã phát hành.
Mức giá mua lại nêu trên dựa trên mức giá đóng cửa của cổ phiếu MPC trong 3 tháng qua, bình quân ở mức 26.000 đồng/CP. MPC sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm giao dịch để xác định giá mua lại cụ thể.
Hiện tại, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT MPC và những người có liên quan nắm giữ 55% cổ phần MCP, 3 tổ chức khác sở hữu 22,1%.
Theo MPC, lý do hủy niêm yết là để tìm kiếm đối tác chiến lược mới và huy động vốn cho việc tái cơ cấu Công ty sau khi trải qua nhiều khó khăn trong năm 2012.
Thực tế, ý định rời sàn của MPC đã được công bố từ đầu năm 2013 và được ĐHCĐ thường niên hồi tháng 5 thông qua.
TTCK không thuận lợi nên Công ty gặp khó trong việc phát hành thêm cổ phiếu, trong khi đó, MPC rất cần vốn để phát triển hai nhà máy Minh Phú Cà Mau (MPCM) và Minh Phú Hậu Giang (MPHG).
Mới đây, MPC thông báo việc tăng vốn và chuyển đổi mô hình cho công ty con MPHG thành CTCP. Theo đó, công ty này sẽ chào bán riêng lẻ 26,67 triệu cổ phần mới cho nhà đầu tư nước ngoài là Mitsui & Co Private Limited (Nhật Bản), nâng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 866,67 tỷ đồng, cao hơn vốn điều lệ của MPC hiện là 700 tỷ đồng.
Trước đó, MPC có ý định bán cổ phần cho CP Foods nhằm tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng nhưng bất thành, dù mức giá đối tác đưa ra khoảng 45.000 đồng/CP, cao hơn giá cổ phiếu MPC được giao dịch trên sàn ở cùng thời điểm khoảng 25%.
9 tháng đầu năm 2013, MPC lãi 155,6 tỷ đồng, tăng 97% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, so với kế hoạch cả năm 2013, MPC mới hoàn thành hơn 54%.
>>MPC “bí mật” giá mua lại cổ phiếu