Một số thị trường chứng khoán châu Á vẫn có diễn biến tích cực trước rủi ro từ Fed và Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Indonesia và Ấn Độ là hai thị trường chứng khoán có hiệu suất hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi châu Á trong năm nay.
Một số thị trường chứng khoán châu Á vẫn có diễn biến tích cực trước rủi ro từ Fed và Trung Quốc

Cả hai thị trường đều đang được hưởng lợi từ nhu cầu trong nước đang phục hồi khi tác động của đại dịch giảm bớt, và mùa báo cáo lợi nhuận mới đây cũng đem lại những bất ngờ tích cực trong các lĩnh vực chính. Ngoài ra, tăng trưởng chậm lại và rủi ro vĩ mô ở Trung Quốc là một lý do khác khiến các nhà đầu tư ưa thích hai thị trường chứng khoán này.

Ngoài những động lực phổ biến này, Ấn Độ đang chứng kiến ​​sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài sau khi nổi lên nhờ sự bùng nổ làn sóng chưa từng có của các nhà đầu tư cá nhân. Tại Indonesia, mặc dù đối mặt với làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu, nhưng ngân hàng trung ương nước này vẫn giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục, hỗ trợ tăng trưởng cũng như bùng nổ xuất khẩu hàng hóa góp phần hỗ trợ thị trường.

Chỉ số cổ phiếu Jakarta Composite Index đã tăng gần 8% trong năm nay, trong khi chỉ số NSE Nifty 50 của Ấn Độ đã tăng mạnh 10% chỉ trong tháng 7, nhưng không thay đổi đáng kể so với đầu năm. Dù vậy, điều đó vẫn vượt qua mức sụt giảm 19% của chỉ số MSCI EM châu Á.

Chứng khoán Ấn Độ và Indonesia vượt trội so với khu vực thị trường mới nổi châu Á
Chứng khoán Ấn Độ và Indonesia vượt trội so với khu vực thị trường mới nổi châu Á

Vikas Pershad, nhà quản lý danh mục đầu tư tại M&G Investments cho biết: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu từ thời điểm hiện tại, cả về đồng nội tệ hoặc đô la của hai quốc gia không đạt hiệu suất tốt hơn. Câu chuyện lợi nhuận tích cực và dòng tiền nộp ròng vào khu vực cũng như sự không chắc chắn vĩ mô có vẻ tương đối ít hơn”.

Khả năng phục hồi của hai thị trường trở nên nổi bật do các thị trường chứng khoán châu Á nói chung đã giảm mạnh hơn so với các cổ phiếu cùng ngành ở Mỹ và châu Âu trong năm nay, đồng thời chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI cũng giảm hai con số.

Đồng đô la mạnh hơn và lãi suất toàn cầu tăng đã ảnh hưởng đến các thị trường công nghệ cao như Hàn Quốc và Đài Bắc (Trung Hoa), trong khi Trung Quốc đại lục vẫn tiếp tục duy trì chiến lược Zero Covid, bên cạnh là một cuộc khủng hoảng bất động sản và các quy định khó lường đang đè nặng lên giá cổ phiếu.

Theo Goldman Sachs, Ấn Độ và Indonesia là hai thị trường châu Á hiếm hoi không chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc vì mối tương quan lợi nhuận âm với Chỉ số MSCI Trung Quốc trong hai năm qua dựa trên lợi nhuận hàng tháng.

Goldman Sachs cho biết, với thị trường nội địa rộng lớn và thế mạnh xuất khẩu năng lượng của Indonesia đã vượt qua các xu hướng giảm giá của Mỹ trong quá khứ. Sự tích cực của Ấn Độ đã giúp hỗ trợ thị trường trong những tuần gần đây khi dòng vốn nước ngoài lần đầu tiên chuyển sang tích cực trong nhiều tháng.

Một số ngân hàng ở Ấn Độ - lĩnh vực chiếm hơn 25% vốn hoá của chỉ số Nifty 50 - đã vượt trội hơn so với ước tính lợi nhuận trong quý II do nhu cầu đi vay cao hơn.

Tuy nhiên, với việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào thứ Sáu (5/8), lập trường diều hâu của ngân hàng trung ương và áp lực lạm phát là những thách thức đối với thị trường.

Trái lại, ở Indonesia, nền kinh tế dường như đang ở một vị thế hiếm có. Lạm phát cơ bản dưới 3% cho phép ngân hàng trung ương giữ lãi suất thấp trong thời gian dài hơn. Và với mức tăng trưởng của quý II vượt qua ước tính do việc mở cửa trở lại và bùng nổ xuất khẩu, Indonesia đã nhận được dòng vốn nước ngoài nộp ròng cao nhất trong năm nay trong số các thị trường châu Á đang phát triển, với mức 3,8 tỷ USD.

“Kết quả tốt hơn, dòng vốn khối ngoại tốt hơn vào Ấn Độ, đồng tiền mất giá nhưng không biến động mạnh ở Indonesia tạo tiền đề cho lý do tại sao hai nền kinh tế này hoạt động tốt hơn,” Zhikai Chen, người đứng đầu thị trường mới nổi châu Á và toàn cầu tại BNP Paribas Asset Management cho biết.

Tin bài liên quan