Một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam bị đề nghị điều tra tại Thái Lan, Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
Thái Lan vừa tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, còn Ấn Độ nhận Hồ sơ đề nghị điều tra với sản phẩm calcium carbonate filler masterbatch.
Thái Lan tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam.

Thái Lan tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam.

Thép không gỉ cán nguội Việt Nam bị đề nghị điều tra tại Thái Lan

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho hay đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) về việc tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguyên đơn trong vụ việc này là Công ty TNHH Posco-Thainox Public. Sản phẩm thép không gỉ cán nguội (cold rolled stainless steel) được phân loại theo mã HS 7219; 7220.

Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan rà soát tình hình xuất khẩu sang Thái Lan trong giai đoạn 2020 đến nay.

Đồng thời theo dõi thông tin và chuẩn bị phương án ứng phó trong trường hợp Thái Lan chính thức khởi xướng điều tra; chủ động liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra 1 sản phẩm từ Việt Nam

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong trường hợp quyết định khởi xướng điều tra, DGTR sẽ ra thông báo, ban hành Bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và Chính phủ Việt Nam (với vụ việc điều tra chống trợ cấp)… để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm nữa.

Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm nữa.

Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá và chống trợ cấp với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt (Laminated Woven Sacks) nhập khẩu từ Việt Nam.

Thông tin cụ thể như sau: Tháng 6/2019, DOC đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam. 5/2024,năm 2024, DOC đã khởi xướng cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ nhất nêu trên.

Sản phẩm bị điều tra là túi dệt (Laminated Woven Sacks) có mã HS 6305.33.0040, 3917.39.0050, 3921.90.1100, 3921.90.1500, 3923.21.0080, 3923.21.0095, 3923.29.0000, 4601.99.0500, 4601.99.9000, 4602.90.0000, và 5903.90.2500.

Trong vụ việc này, DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan.

Tại kết luận này, DOC cho rằng việc ngừng áp thuế chống bán phá và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá với biên độ bình quân gia quyền ở mức 292.61% và biên độ chống trợ cấp ở mức 3.02% (ngoại trừ một công ty không hợp tác bị áp mức thuế CTC 198.87%).

Theo đó, DOC sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm nữa.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mới của Việt Nam (nếu có) muốn xuất khẩu sản phẩm trên vào Mỹ cần liên hệ với DOC để đề nghị rà soát nhà xuất khẩu mới, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung chống bán phá là 292.61% và CTC là 3.02%.

Các công ty khác đã từng xuất khẩu vào Mỹ và đang chịu mức thuế hiện hành có thể đề nghị DOC rà soát hành chính để thay đổi mức thuế hàng năm.

Tin bài liên quan