Thông qua CFD, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Amazon, Apple, Microsoft…

Thông qua CFD, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Amazon, Apple, Microsoft…

Môi giới CFD ráo riết tìm khách cuối năm

(ĐTCK) Một số nhà đầu tư chứng khoán cho biết, họ thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại, email mời chào tham gia giao dịch CFD - một dạng chứng khoán phái sinh trên thị trường quốc tế, từ nhiều công ty khác nhau. 

CFD là viết tắt của Contract for Difference (hợp đồng chênh lệch). Đây là thỏa thuận giữa người mua và người bán về vấn đề chênh lệch giá của một sản phẩm, cho phép các nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá thông qua các sàn giao dịch.

Thông qua CFD cổ phiếu, nhà đầu tư không cần phải sở hữu trong tay cổ phiếu cơ sở để giao dịch, nhưng vẫn có thể mua hoặc bán cổ phiếu của một công ty đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, với tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao.

Có nhiều công ty cung cấp CFD cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế, với danh mục hàng chục cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn như Amazon, Apple, Microsoft, American Express, Google, Facebook, Boeing…

Mới đây nhất là thông tin mời chào đầu tư CFD với cổ phiếu JPM của JPMorgan Chase. Đây là một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York.

Theo môi giới của một công ty, nhà đầu tư nên tham khảo việc đầu tư vào JPM thời điểm này, bởi ngày 3/1/2019 tới, JPM sẽ chia cổ tức cho cổ đông với cam kết mỗi cổ phiếu nắm giữ sẽ được trả 0,8 USD.

Với doanh thu và thu nhập của Tập đoàn JPMorgan Chase luôn tăng đều đặn qua các năm, giá cổ phiếu JPM đang được kỳ vọng sẽ tăng lên mức 124 USD/cổ phiếu vào cuối năm 2018.

Phân tích vốn và lợi nhuận của công ty này, đơn vị môi giới ước tính, với mức vốn 10.000 USD mà nhà đầu tư chi ra có thể mua được 5.000 cổ phiếu JPM, lợi nhuận dự báo thu về khoảng 24.000 USD.

Được biết, đóng cửa phiên giao dịch 18/12/2018, cổ phiếu JPM có giá 98,54 USD/cổ phiếu, giảm 0,47% so với phiên trước đó.

Nhân viên môi giới trên chia sẻ, với thời gian hoạt động 4 năm, công ty của anh đang có 8.000 khách hàng. Giai đoạn hỗ trợ khách hàng tiếp cận CFD và nghiên cứu thị trường là 2 giai đoạn khó khăn nhất của một môi giới CFD.

Ngoài ra, nhân viên môi giới phải chăm chỉ kết nối với khách hàng hơn theo từng thương vụ mới ở từng thời điểm nhất định. Khi khách hàng tham gia, công ty sẽ có một đội ngũ chuyên viên hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình đầu tư.

Đòn bẩy tài chính quá cao là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây thua lỗ cho nhà đầu tư khi giao dịch CFD.

Ví dụ, với cổ phiếu JPM, giá thị trường xấp xỉ 100 USD/cổ phiếu, nhưng nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 2 USD cho mỗi cổ phiếu là có thể giao dịch. Theo đó, giá cổ phiếu biến động ngược với dự đoán trong một vài phiên là nhà đầu tư mất vốn.

Khẳng định công ty chưa bao giờ có vấn đề gì xấu xảy ra với khách hàng, nhưng nhân viên môi giới này cho biết, rủi ro đến từ việc khách hàng đầu tư sai xu hướng và nắm giữ số lượng cổ phiếu quá mức an toàn, khiến tài khoản không đủ khả năng chịu đựng biến động tăng giảm của thị trường, dẫn đến việc tài khoản bị khóa (ngưng giao dịch).

Hiện có không ít công ty đang hoạt động trong lĩnh vực CFD. Theo quảng cáo từ RTS Market, nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận 2 chiều, tức có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi giá giảm, thông qua lệnh bán khống.

Với mức lợi suất hấp dẫn cùng lợi thế mua bán ngay lập tức và vốn đầu tư thấp, một số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cơ sở của Việt Nam đã mon men thử vận may với sản phẩm CFD.

Anh Nguyễn Phú, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, lần đầu tham gia CFD, anh nhanh chóng thua lỗ. Sau một thời gian, mong muốn phục thù, anh trở lại thị trường này, nhưng tiếp tục ngậm ngùi ghi nhận các khoản lỗ. Anh Phú chia sẻ, qua giao lưu với các nhà đầu tư khác cho thấy, khách hàng rất khó kiếm lãi từ CFD.

Thực tế, các công ty cung cấp CFD có cảnh báo rủi ro thua lỗ, song khi chào mời đầu tư, nhân viên môi giới chủ yếu nhấn mạnh vào lợi tức đạt được khi đầu tư vào sản phẩm và "lờ" đi những rủi ro lớn mà thị trường này mang lại.

Đòn bẩy tài chính quá cao là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây thua lỗ cho nhà đầu tư khi giao dịch CFD.

Ví dụ, với cổ phiếu JPM, giá thị trường xấp xỉ 100 USD/cổ phiếu, nhưng nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 2 USD cho mỗi cổ phiếu là có thể giao dịch. Theo đó, giá cổ phiếu biến động ngược với dự đoán trong một vài phiên là nhà đầu tư mất vốn.

“CFD có rủi ro rất cao, nhà đầu tư có thể mất một khoản hoặc tất cả vốn đầu tư trong thời gian ngắn. Việc đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế cần sự am hiểu sâu rộng không chỉ về sản phẩm hàng hóa đầu tư, mà còn về phân tích kỹ thuật, chiến lược quản trị vốn, quản trị rủi ro. Chứng khoán phái sinh trong nước an toàn hơn nhiều", một nhà đầu tư CFD nhìn nhận.   

Tin bài liên quan