>> Bị siết hoa hồng, xăng dầu "bật" Bộ Tài chính
Kế hoạch này nằm trong dự thảo thông tư công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Nếu được thông qua, dự thảo sẽ được áp dụng từ năm 2014.
Sẽ tạo ra thế cân bằng mới
Tuy chưa có thông tin cụ thể nhưng đây là một tín hiệu tốt đối với lĩnh vực xăng dầu. Lý do là vì vốn dĩ thị trường xăng dầu hiện nay của chúng ta có quá nhiều khuyết tật. Đơn cử như sự tồn tại của một DN thống lĩnh thị trường quá lớn là Petrolimex (hơn 50% thị phần).
Chưa hết, thị trường Việt
Vì những điểm yếu đó, Việt
Như vậy, nếu huy động được các DN FDI lớn tham gia thì có thể sẽ hạn chế được khuyết tật về cấu trúc thị trường. Bởi lẽ khi DN FDI vào sẽ tạo ra một thế cạnh tranh công bằng, cụ thể là cạnh tranh về giá với các DN lớn trong nước. Khi đó, DN FDI sẽ “loại” những DN làm ăn không hiệu quả, cân bằng lại thị trường xăng dầu.
Hơn nữa, việc DN FDI vào buộc Nhà nước phải có chính sách ứng xử mới với thị trường xăng dầu chứ không thể can thiệp sâu về giá như hiện nay.
Nhưng cần phải có sự chuẩn bị
Tuy nhiên, DN FDI vào thị trường xăng dầu cũng sẽ đặt ra những thách thức đáng lưu ý. Trước hết là câu hỏi “liệu DN FDI có chiếm hết thị trường trong nước hay không?”. Nếu điều này xảy ra với thị trường xăng dầu, vấn đề an ninh năng lượng lại càng nguy hiểm hơn nữa. Thực tế, đối với những DN FDI lớn, việc mua lại các DN Việt
Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhập khẩu của chúng ta cũng phụ thuộc nước ngoài. Tức là chúng ta cũng đang bị chi phối. Thế nên điều quan trọng là cơ quan quản lý phải đón đầu. Người hoạch định về chính sách phải đưa ra giải pháp để tránh lo ngại mất thị trường nội địa. Vấn đề là có làm không hay chỉ nói và chịu trận mà thôi?
Ở nước ngoài với các vùng kinh tế đơn thuần như xăng dầu và điện họ vẫn thu hút vốn đầu tư. Còn với chúng ta, mặt hàng xăng dầu có thể được “cởi” từ từ, ví như khống chế thị phần nắm giữ, buộc phải thành lập liên doanh hoặc chính sách giám sát giá. Tức là chúng ta sẽ khống chế bán phá giá, khống chế việc tiêu diệt đối thủ.
Tóm lại, cơ chế pháp lý về bảo hộ là không nên. Nếu các DN trong nước kêu ca, sợ DN FDI thì đó là sự lo toan ích kỷ hơn là lo lắng cho an sinh xã hội. Liên quan đến xăng dầu, lâu nay người tiêu dùng đã rất bức xúc và mất niềm tin. Vậy nên không thể bảo hộ mãi được dù vẫn biết có những lo ngại. Bản thân các DN xăng dầu trong nước cũng đã đến lúc phải “tự lớn”, tăng tính cạnh tranh chứ không thể chỉ nói lo sợ DN nước ngoài rồi để đó.
DN trong nước lo lắng Ngay sau khi thông tin về dự thảo, trao đổi trên báo chí một số DN trong nước tỏ ra lo ngại. Theo đó, các DN nước ngoài có thể “mạnh tay” chịu lỗ, thậm chí có thể bán phá giá để các DN trong nước “tự chết”. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế độc lập lại cho rằng đây là cơ hội để cải cách thị trường xăng dầu vốn dĩ đã quá “tù mù” rồi. Nhất là cơ hội để phá vỡ thế độc quyền vốn đã tồn tại khá lâu ở thị trường xăng dầu. |