Khu vực Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum

Khu vực Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum

Miền Trung - Tây Nguyên: Thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
Chú trọng nâng cấp hạ tầng, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã mang lại khởi sắc cho các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên.

Kon Tum xác định hạ tầng đi trước một bước

Với phương châm hạ tầng phải đi trước một bước trong chiến lược “đón đại bàng về làm tổ”, thời gian qua, tỉnh Kon Tum tích cực triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bổ sung quy hoạch xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum cho biết, trong năm 2023, Ban đã triển khai Dự án đường lên cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia (tổng mức đầu tư 95 tỷ đồng). Đến nay, khối lượng thực hiện đạt khoảng 95,66% giá trị theo hợp đồng.

Tại hạng mục sửa chữa, bảo trì công trình Quốc môn Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hiện đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum phê duyệt dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh đó, hạng mục xây dựng hoàn thiện sân bê tông bãi đỗ xe khu I và cải tạo, nâng cấp Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tổng mức đầu tư 9,2 tỷ đồng) đang được tổ chức thi công theo tiến độ đề ra.

Lãnh đạo bộ, ngành, địa phương tham quan mô hình Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị

Lãnh đạo bộ, ngành, địa phương tham quan mô hình Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị

Với Dự án Khu đô thị dịch vụ Sao Mai (quy mô 60 ha) tại xã Hòa Bình (TP. Kon Tum), Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum đang phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Kon Tum tổ chức họp dân thông báo chủ trương thu hồi đất và thời gian kiểm kê tài sản, vật kiến trúc để phục vụ lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, dự án cũng đã phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, định vị, cắm mốc ranh giới các lô đất đấu giá quyền sử dụng đất (đợt 1).

Với Dự án Khu công nghiệp Đăk Tô (quy mô 150 ha), trong tháng 8/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đăk Tô và Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã tổ chức bàn giao đất trên thực địa với diện tích khoảng 100 ha. Hiện Ban quản lý Khu kinh tế đang xin chủ trương UBND tỉnh cho triển khai lập quy hoạch phân khu để kêu gọi nhà đầu tư đăng ký đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp.

Cũng theo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, tính đến nay, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh có 89 doanh nghiệp đang hoạt động với 100 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký 2.546,186 tỷ đồng, vốn thực hiện 1.464,83 tỷ đồng.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, song với sự đồng hành, hỗ trợ và tạo thuận lợi từ Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, các doanh nghiệp đã từng bước vượt khó và duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động tại địa phương.

Ông Huỳnh Quốc Trung, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum cho biết, bên cạnh đầu tư hạ tầng, một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là thực hiện điều chỉnh giảm quy mô Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Trong thời gian qua, UBND tỉnh Kon Tum đã dành nhiều thời gian làm việc với các bộ, ngành có liên quan để thực hiện thủ tục điều chỉnh.

Quảng Trị đồng loạt triển khai nhiều dự án trọng điểm

Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam sẵn sàng vì một cái Tết xanh - sạch - đẹp

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam (địa chỉ: 781 - Phan Chu Trinh, phường Hòa Hương, TP. Tam Kỳ) và các đơn vị trực thuộc đang tất bật triển khai phương án thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ, làm đẹp cảnh quan đô thị để người dân đón Tết, vui Xuân.

Bên cạnh đó, Công ty còn phối hợp tốt với chính quyền các địa phương tuyên truyền để người dân cùng chung tay thực hiện bảo vệ môi trường.

Công ty cũng động viên, hỗ trợ công nhân tăng giờ làm, không bỏ sót ngõ hẻm nào, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Năm 2023 là một năm có nhiều hoạt động quan trọng tại địa bàn Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Vào tháng 12/2023, sau thời gian tích cực chuẩn bị, Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị giai đoạn I (tổng mức đầu tư 504,39 tỷ đồng; diện tích 97,4 ha) đã được Công ty TNHH Liên doanh phát triển Quảng Trị (QTIP) khởi công. Sau khi khởi công, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị đã làm việc với QTIP thống nhất kế hoạch giải phóng mặt bằng giai đoạn II và III, để dự án tiến hành đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

Cũng trong tháng 12/2023, Dự án Cảng hàng không Quảng Trị (tổng mức đầu tư 5.839 tỷ đồng, quy mô 265 ha) chính thức khởi động sau khi lựa chọn xong nhà đầu tư thực hiện dự án (Tập đoàn T&T). Đây được xem là một trong những dự án quan trọng tại địa bàn Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tạo động lực lớn để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Bên cạnh 2 dự án này, tỉnh Quảng Trị cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm khác trên địa bàn Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như: Dự án Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I; Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy…

Theo Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị, đối với Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tổng vốn đầu tư 14.234 tỷ đồng, Công ty cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy - MTIP làm chủ đầu tư), đến nay đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi, đưa khu vực thực hiện dự án ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Bên cạnh đó, MTIP đang phối hợp với UBND huyện Hải Lăng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại của giai đoạn I (16,41/133,67 ha); phối hợp với UBND huyện Hải Lăng, Công ty Điện lực Quảng Trị lập phương án di dời hệ thống điện qua khu vực dự án…

“Dự kiến, trong năm 2024, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tập trung hoàn thành các thủ tục pháp lý còn lại ở Trung ương”, ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị thông tin.

Cũng theo ông Minh, trong cuộc họp tháng 12/2023 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu phải hoàn tất các điều kiện để triển khai thi công xây dựng dự án trong quý I/2024.

Tại Dự án Điện khí LNG Hải Lăng (giai đoạn I, tổng công suất 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng) do Tổ hợp nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Tổng công ty Năng lượng Hanwha, Tổng công ty Khí Hàn Quốc - KOGAS, Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc - KOSPO thực hiện, nhà đầu tư đang điều chỉnh dự án đầu tư; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường...

Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, căn cứ tiến độ dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I đã phê duyệt trong Quy hoạch Điện VIII, liên danh nhà đầu tư xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết thực hiện dự án. Cụ thể, nộp báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) trong quý IV/2023; phê duyệt FS trong quý I/2024; đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) trong quý IV/2024; ký thỏa thuận vay tài trợ dự án trong quý I/2025; hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (hợp đồng EPC) trong quý I/2026 và vận hành thương mại vào quý IV/2029.

Tại cuộc họp ngày 11/1/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Võ Văn Hưng và Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng đã thống nhất giao Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện việc điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết Dự án Điện khí LNG Hải Lăng và cập nhật vào quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trong quý I/2024.

Tin bài liên quan