Ngành ngân hàng vẫn còn đó những nỗi lo tăng trưởng trong năm 2024, tác động tới những cổ phiếu của ngành trong năm tới. Ảnh: Shutterstock.

Ngành ngân hàng vẫn còn đó những nỗi lo tăng trưởng trong năm 2024, tác động tới những cổ phiếu của ngành trong năm tới. Ảnh: Shutterstock.

MBS chỉ ra nỗi lo của ngành ngân hàng trong năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo MBS, năm 2024, ngành ngân hàng vẫn tiềm ẩn những “nỗi lo” tăng trưởng.

Gọi tên về các nỗi lo của ngành ngân hàng năm 2024, MBS cho rằng, trong năm tới, ngành ngân hàng sẽ đối mặt với vấn đề rủi ro suy giảm chất lượng tài sản.

Theo MBS, tỷ lệ nợ xấu (NPL) toàn ngành tại quý 3/2023 đạt 2,2%, tăng 64 điểm cơ bản so với 2022, và là mức NPL cao nhất từ năm 2015. Hầu như tất cả các ngân hàng đều tiếp tục ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng tại quý 3/2023 so với đầu năm và các quý liền trước. Trung bình, các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Nhà nước có mức tăng 0,4% so với đầu năm, con số này ở nhóm NHTMCP là 0,7% (loại trừ NVB ra khỏi thống kê do tỷ lệ NPL cao bất thường ở mức 26.3% quý 3/2023). Song song với đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cũng suy giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020, ghi nhận 93,8% (2022: 136,9%). LLR của nhóm NHTMNN cao hơn đáng kể so với nhóm NHTMCP.

MBS cho rằng, sang năm 2024, áp lực trích lập dự phòng được dự báo vẫn sẽ lớn. Mặc dù nợ xấu được kỳ vọng tạo đỉnh trong quý 4/2023 và chi phí trích lập toàn ngành đang có xu hướng tích cực (quý 1/2023: +16,1% so với cùng kỳ nhưng 9T2023 chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ) nhưng áp lực trích lập dự phòng trong năm 2024 vẫn là đáng kể. Nguyên nhân đến từ việc dư địa trích lập của các ngân hàng sẽ không còn nhiều khi kết quả kinh doanh cả năm 2023 được dự báo sẽ kém khả quan, do đó khi hiệu lực của TT02/2023/NHNN-TT hết hạn vào 30/06/2024 (đang được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc gia hạn) áp lực trích lập cho các khoản nợ tái cơ cấu hoặc các khoản nợ xấu không được tái cơ cấu sẽ gia tăng. Tuy nhiên, áp lực này sẽ có sự phân hóa rõ nét giữa các ngân hàng. Những ngân hàng đã gia tăng trích lập lớn trong năm 2023 và đưa chất lượng tài sản về mức thấp có thể sẽ có nhiều dư địa để xử lý hơn, và do đó sẽ có được lợi thế tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.

MBS cho rằng, với ngành ngân hàng, khó khăn vẫn chưa hoàn toàn đi qua. Tuy nhiên, nhìn sang năm 2024, vẫn có một số điểm có thể “trông cậy”.

Theo MBS, năm 2024, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng có thể sẽ khả quan hơn trong năm 2024. Điều này đến từ kết quả kinh doanh kém khả quan trong năm 2023 tạo ra một nền so sánh thấp cho tăng trưởng 2024. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan cùng với NIM được cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp được duy trì, lợi nhuận sau thuế của hầu hết các ngân hàng đều được kỳ vọng khả quan, dự báo sẽ tăng trưởng 25,1% so với cùng kỳ trong 2024.

MBS cũng cho rằng, sang năm 2024, lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng khả quan dù áp lực trích lập dự phòng vẫn còn lớn MBS dự báo, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 13% - 14% trong 2024.

Ngoài ra, MBS cho rằng, tín dụng dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vẫn dẫn dắt trong 6 - 9 tháng tới; Đà suy giảm của NIM được cải thiện. Đây được xem là những điểm sáng đáng chú ý của ngành trong năm 2024.

Tin bài liên quan