Chính niệm bắt nguồn từ đâu?
Khuôn khổ của chính niệm lấy rất nhiều từ đạo Phật, dựa trên những kỹ thuật được sử dụng bởi các Phật tử, nhưng bản thân nó không phải là triết học.
Chính niệm là một kiểu thiền đặc biệt khuyến khích bạn luôn sống trong thời điểm hiện tại, thay vì gặm nhấm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai - tức là nó dạy bạn làm thế nào để "sống ngay lúc này".
“Sống ngay lúc này” có thể khá khó khăn trong cuộc sống hiện đại hối hả, nơi chúng ta thường phải làm việc như những cỗ máy tự động, với rất ít nhận thức về trải nghiệm của mình qua từng khoảnh khắc.
Khi kỹ thuật này được phát triển lần đầu tiên để giảm căng thẳng (được biết đến như là giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm hay MBSR), nó đã được thực hiện như là một chương trình có cấu trúc thường bao gồm tám đến 10 buổi hàng tuần. Mỗi buổi học thường kéo dài hai tiếng rưỡi, đôi khi theo sau bởi một khóa học cả ngày vào cuối tuần theo nhóm.
Khi kỹ thuật này được phát triển lần đầu tiên để giảm stress (được gọi là MBSR: giảm stress bằng chính niệm), nó được cung cấp dưới dạng một chương trình có cấu trúc thường bao gồm 8 đến 10 buổi hàng tuần. Mỗi buổi học thường kéo dài 2,5 tiếng, đôi khi tiếp theo vởi bởi một khóa học cả ngày vào cuối tuần theo nhóm.
Đi kèm với nó là “bài tập về nhà”, thường là thiền, các bài tập chính niệm như yoga, và/hoặc sử dụng MBSR trong các tình huống có thể gây stress hàng ngày.
Như vậy, chính niệm cho sức khoẻ và hạnh phúc là một kỹ năng thực sự cần phải được phát triển.
Tại sao nó không còn được ưa thích?
Giống như bất kỳ kỹ năng nào, việc hoàn thiện chánh niệm là một nỗ lực tiến bộ gộ dần và có thể mất nhiều công sức.
Nếu bạn có thể dành thời gian để chính niệm hàng ngày, nó thực sự có thể trở thành một phần của cuộc sống và sẽ không giống như một nhiệm vụ - nhưng đối với những người rất khó tìm ra thời gian để làm bất cứ điều gì cho bản thân, chính niệm có vẻ như một việc nữa cần phải đưa vào lịch.
Hiện có rất nhiều khóa học, sách và ứng dụng ít tốn thời gian hơn so với ở trên, nhưng tất cả đều cần thời gian.
Mặt trái của chính niệm: phá hủy sự đồng cảm
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Amsterdam đã xem xét liệu chỉnh niệm có cải thiện sự đồng cảm hay không.
Trong số những đối tượng là người vị kỷ, chính niệm thực sự khiến họ ít cảm thông hơn
Người ta cho rằng vì chính niệm đặt trọng tâm vào khoảnh khắc hiện tại, không phán xét, những người thực hành kỹ thuật chính niệm có thể hòa hợp hơn với cảm xúc của người khác.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu gồm 161 người, các nhà nghiên cứu thấy rằng chính niệm không chỉ kém không hiệu quả trong nâng cao sự đồng cảm, mà ở những người vị kỷ, chính niệm thực sự khiến họ ít cảm thông hơn.
Chính niệm có thể mang lại những ký ức và cảm xúc khó khăn
Một phỏng vấn nghiên cứu gồm 60 Phật tử thực hành thiền thấy rằng thiền (mà chính niệm là một loại), 88% có những trải nghiệm khó khăn trong thực hành thiền.
Những trải nghiệm khó khăn này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ngoài thời gian thiền, do đó bắt chước thiền có thể có hại.
Thật vậy, một số người có vẻ có những phản ứng phụ tiêu cực nghiêm trọng với chính niệm bao gồm lo âu và trầm cảm trầm trọng hơn, cảm giác thực tế thay đổi, hoang tưởng khuyếch đại, hành vi bất thường, phấn khích, và thậm chí loạn thần - mặc dù các trường hợp này rất hiếm.
Chính niệm có thể không phải là cách tiếp cận phù hợp với tất cả
Những nghiên cứu này là bằng chứng đầu tiên và quan trọng để cảnh báo việc sử dụng chính niệm và thiền như một cách tiếp cận “tất cả trong một” cho những khó khăn trong cuộc sống.
Giống như mọi kỹ thuật trị liệu, chính niệm là một công cụ và nếu được sử dụng trong những hoàn cảnh thích hợp, nó có thể có lợi - nhưng không phải là không có rủi ro đối với một số người.